Dòng sự kiện:

Mẹ bầu ăn gì để con sinh ra không bị dị ứng?

21:15 08/12/2015
Hen suyễn dị ứng, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, nổi mề đay là những bệnh dị ứng mà trẻ thường mắc phải và khiến mẹ đau đầu.

 

 

 

[mecloud]yxPQVyYE62[/mecloud]

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng là do nhân tố di truyền. Chỉ cần một trong số những người thân của trẻ được chẩn đoán là viêm da dị ứng, hen suyễn dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm thì thai nhi sau khi chào đời, xác suất bị các dị ứng kể trên sẽ rất cao.

Xem thêm: Thai to, thai bé nguy hiểm như thế nào mẹ đã biết chưa?

Mẹ hãy bảo vệ bé không vướng phải những dị ứng thông thường này bằng việc bổ sung những thực phẩm dưới đây trong quá trình mang thai.

Các loại hạt đặc biệt

Bé của bạn có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra, tức là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng cho bé.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, mỗi tuần nếu mẹ bầu ăn 5 lần các loại hạt như lạc, đậu, vừng (mỗi lần khoảng 45-55 gram) thì sẽ giúp giảm được xác suất bị dị ứng khi bé yêu chào đời.

Trong thời gian mang thai, thậm chí cả trước và sau khi sinh (trong thời gian cho con bú), các mẹ nên ăn các loại hạt đều có thể giúp bé phòng dị ứng.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nếu cơ thể mẹ vốn đã bị dị ứng với loại hạt nào đó thì càng phải tránh loại thực phẩm này trong thời gian mang thai nhé.

Cá và rau xanh

Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, β, carotene và acid béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng.

Vì vậy, trong thức ăn hàng ngày của mẹ bầu có nhiều trái cây và rau củ hơn. Chẳng hạn như các loại hoa quả giàu hàm lượng vitamin C, cà rốt, rau xanh màu sẫm hoặc cá hồi, cá tuyết có chứa nhiều acid béo Omega-3.

Ngoài ra bạn cũng có thể ăn thêm một vài thực phẩm vi sinh giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng đường hô hấp.

Ngoài việc mẹ nên ăn cá, rau xanh, các loại hạt trong thai kỳ để hạn chế việc bé mắc phải dị ứng thì chế độ ăn dặm cũng là một yếu tố quan trọng. Mẹ chỉ nên cho bé tập ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi.

Bình thường, trẻ khoảng 4 tháng tuổi trở lên đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm bổ sung. Có điều nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng thì tốt nhất nên sau 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm bổ sung, cần tránh cho bé ăn những thực phẩm có chứa trứng hoặc lúa mạch. Chúng ta có thể cho bổ sung dần dần từng chút một để phân biệt được các thực phẩm gây dị ứng.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]rjsW2hzQKz[/mecloud]