Mẹ bầu có chiều cao “khiêm tốn” nguy cơ sinh non cao
Đây là kết quả của công trình nghiên cứu từ các chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu Sinh non ở Mỹ tiến hành trên hơn 3.000 phụ nữ Bắc Âu và con của họ.
[mecloud]CQD8MF7fIb[/mecloud]
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, chiều cao của người mẹ, yếu tố bị ảnh hưởng bởi tính di truyền, có liên quan mật thiết đến thời gian mang thai và tỷ lệ trẻ sinh non.
Theo đó, những người mẹ có chiều cao “khiêm tốn” thường có thai kỳ ngắn hơn, em bé sinh ra nhỏ hơn và nguy cơ sinh non cũng cao hơn hẳn so với những phụ nữ có vóc dáng chuẩn.
Lý giải cho kết quả này, chuyên gia cho rằng, chiều cao của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến kích thước tử cung, kích thước khung xương chậu hoặc quá trình trao đổi chất, năng lượng mà mẹ sẽ cung cấp cho bé trước khi sinh.
Trẻ chào đời trước 37 tuần thai được cho là trẻ sinh non. Lúc này, trong bé ẩn chứa rất nhiều nguy cơ xấu như chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, các vấn đề khác… Sinh non cũng là nguyên nhân đầu bảng khiến trẻ sơ sinh tử vong.
Bên cạnh đó, trẻ sinh non cũng bị thiệt thòi hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng.
Để giảm nguy cơ sinh non, tăng chiều cao lúc này đối với mẹ bầu là chuyện khó khăn và gần như “không thể thực hiện được”. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể thực hiện chế độ sinh hoạt dưới đây để giảm khả năng sinh con sớm:
Loại bỏ ngay thói xấu: Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.
Kiểm soát cân nặng: Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ.
Bổ sung vitamin: Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non.
Cân bằng chế độ ăn uống: Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 (có trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A (trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh); vitamin C (có trong họ cam quýt, dâu, ớt chuông) và vitamin E (có trong các loại hạt, khoai lang và xoài)…
Ăn uống thường xuyên: Các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ăn uống thường xuyên 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
Uống nhiều nước: Uống đủ 8 ly (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày sẽ giữ cho cơ thể được ngậm nước.
Đi tiểu thường xuyên: Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]VCutH2stxw[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua