Dòng sự kiện:

Mẹ bầu có nên uống thuốc tẩy giun?

03:00 04/11/2015
Các chuyên gia luôn khuyến cáo khoảng 6 tháng một lần chúng ta nên tẩy giun. Nhưng với bà bầu thì sao? Liệu bà bầu có nên tẩy giun khi mang thai?
 

 

 

 

Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên tẩy giun sán trước khi mang thai. Ở phụ nữ có thai, việc đảm bảo “sạch giun” lại càng quan trọng hơn vì nhiễm giun kéo dài có thể gây thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, các bệnh lý về gan, phổi, não… ở mẹ bầu và có thể trực tiếp hay gián tiếp gây hại cho thai nhi. Có điều, khi mang thai mẹ bầu nên hạn chế dùng thuốc. Vì thế khi muốn tẩy giun, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Ở giai đoạn 6 tháng sau của thai kỳ, mẹ bầu có thể dùng thuốc tẩy giun nhưng cần phải được sự chỉ định của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc tẩy giun nào là an toàn nhất cho cả mẹ và con. Những loại thuốc trị giun an toàn cho mẹ bầu: dùng rau sam chữa giun kim. Bà bầu hãy lấy 50g rau sam tươi đem rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày. Hạt bí ngô Bà bầu cũng có thể dùng hạt bí ngô chữa sán. Đầu tiên bạn hãy bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g nhân giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60 ml nước, thêm chút đường và sử dụng sau đó.


Còn riêng với thuốc tây y, các Bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên tẩy giun sán trước khi mang thai. Bạn đã lỡ uống thuốc tẩy giun Fugacar khi không biết mình đang mang thai. Hiện cũng chưa có bằng chứng cho thấy Fugacar có thể gây dị tật thai nhi, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. 
Thuốc Fugacar là tên biệt dược của chất mebendazole. Nhà sản xuất khuyên rằng nên thận trọng dùng Fugacar cho phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, và phụ nữ đang cho con bú. Bạn nên khám thai định kỳ, để yên tâm thì bạn có thể kiểm tra dị tật thai nhi (siêu âm vào tuần thứ 12, 22 và 32 của thai kỳ).

Được biết, theo WHO, hiện tượng thai phụ nhiễm giun xảy ra trên toàn thế giới nhưng nhóm phụ nữ ở nước đang phát triển, khu vực cận nhiệt đới, nhiệt đới càng gánh chịu nặng nề. Trong đó Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm giun hạng cao nhất châu Á.


Thai phụ Việt Nam chủ yếu nhiễm giun móc, giun đũa chó mèo, chúng là nguyên nhân lớn khiến cho thai phụ thiếu máu, thai nhi suy dinh dưỡng, não bộ chậm phát triển, sảy thai, đẻ non nhưng nhiều người không biết, chỉ nghĩ rằng thiếu máu do nuôi thai nhi, do ăn uống kém. Giun móc khi ký sinh trong ruột, chúng hút máu nhanh chóng khiến cho tình trạng thiếu sắt, thiếu máu ở thai phụ thêm nặng. Nguyên nhân nhiễm giun móc là do thai phụ đi chân đất, tiếp xúc với trứng giun, làm vườn mà không đeo găng tay nên chúng vào cơ thể bằng việc tiếp xúc qua da.


Còn bà bầu hay tiếp xúc với chó mèo hoặc sống ở khu vực nhiều loại vật nuôi này thì dễ nhiễm giun đũa. Chúng tấn công não bộ thai nhi qua nhau khiến trẻ em dễ bị não úng thủy hoặc gây nên nguy cơ sảy thai, có thể liên tiếp sảy thai ở những lần mang thai sau nữa.

Mới đây Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM cũng đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy những sản phụ bị nhiễm giun thai kỳ thì con sinh ra không đáp ứng với vaccine BCG phòng chống. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trong 2 năm trên 323 cặp thai phụ và trẻ sau khi sinh được 6 tháng tuổi thì có đến 41% thai phụ nhiễm giun đũa chó mèo, 18% nhiễm giun móc và tỷ lệ nhiễm giun lươn là 8%. Trong đó, 24% trẻ có mẹ nhiễm giun móc và 12% nhóm trẻ có mẹ nhiễm giun lươn không đáp ứng với vaccine lao, đây là nguyên nhân khiến trả dễ bị lao cấp dẫn đến bại não, động kinh tử vong cao.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam