Mẹ bầu dùng các liệu pháp tẩy lông có an toàn không?
Mang thai dẫn đến những thay đổi về nội tiết, sinh lí của bà mẹ mang thai. Sự thay đổi về nội tiết làm rối loạn, ảnh hưởng đến sự phát triển của lông. Sự phát triển của các nang lông bị kích thích trong quá trình mang thai, dẫn đến những hiện tượng lông mọc dài ra, rậm hơn, hoặc tự rụng đi. Nhưng tình trạng lông mọc dài ra phổ biến hơn cả.
Khi mang thai, mẹ bầu thường thấy lông mọc rậm và dày hơn.
Nếu mẹ thấy bỗng dưng lông mọc rậm hơn trên cằm, trên má hoặc đôi khi có cả ở vòng 1 cũng đừng quá lo lắng. Sự tăng trưởng của lông và tóc thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi sự gia tăng của một loại hormone giới tính được gọi là androgen. Một vài phụ nữ còn thấy lông mọc trên cánh tay, chân hoặc trên ngực. Sự phát triển của các nang lông bị kích thích trong quá trình mang thai dẫn đến những hiện tượng lông mọc dài ra, rậm hơn, hoặc tự rụng đi. Nhưng tình trạng lông mọc dài ra phổ biến hơn cả.
Chỉ dùng dao cạo của anh xã để làm sạch lông chân thôi nhé.
Luôn có rất nhiều lựa chọn để giúp mẹ giữ gìn vẻ đẹp trong thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ có thể cắt tóc, cạo lông, cạo râu và dùng sáp tẩy lông. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên dùng thuốc làm rụng lông vì chúng có thể hấp thụ qua da và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Không sử dụng hóa chất hay các thủ tục y khoa rắc rối nào, thủ thuật se lông mặt bằng chỉ giúp loại bỏ những sợi lông tơ trên mặt, cằm và trán. Mẹ bầu có thể tự làm tại nhà hoặc đến các tiệm spa.
Những biện pháp triệt lông có dùng đến hóa chất tuyệt đối không sử dụng.
Ngay khi sử dụng miếng dán để triệt lông không an toàn cho mẹ bầu. Hóa chất sử dụng kèm với phương pháp này có thể làm tổn thương làn da nhạy cảm của bạn trong thai kỳ. Nếu yên tâm với làn da khỏe mạnh, bạn cũng nên tư vấn bác sĩ về thành phần mỹ phẩm mình đang định dùng. Tránh làm ở vùng da bị mụn, có nốt ruồi, nứt nẻ, cháy nắm hoặc da trên mũi, tai hay nhũ hoa.
Những biện pháp loại bỏ lông vĩnh viễn như lazer hoặc triệt lông cũng không được khuyến khích, vì nó có thể gây đau và khiến bạn khó chịu. Trên thị trường cũng có 1 số toa thuốc giảm tình trạng mọc lông, nhưng chúng được khuyến cáo không nên dùng đối với phụ nữ mang thai.
Những biện pháp bằng laze cũng hạn chế sử dụng.
Mẹ bầu chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi, dành thời gian tận hưởng thai kỳ và chăm sóc bé yêu mới chào đời. Thông thường, sau 6 tháng sau khi sinh, việc lông phát triển bất thường kia sẽ biến mất và cơ thể mẹ sẽ trở lại bình thường thôi.
Hoặc mẹ bầu có thể dùng dao cạo tay hoặc máy cạo râu của anh xã chính là dụng cụ hỗ trợ đắc lực. Tuy nhiên, mẹ bầu luôn nhớ phải thay dao mới mỗi khi dùng. Tuyệt đối không cạo trong phòng tắm, vì việc đặt chân lên cao khi cạo có thể khiến bạn mất thăng bằng và trượt ngã, trừ khi bạn nằm trong bồn tắm để thực hiện. Đừng ngại nhờ chồng làm hộ, ít ra anh ấy cũng quá quen với việc sử dụng dao cạo hằng ngày.
Làm đẹp là một nhu cầu của mỗi người phụ nữ, kể cả trong giai đoạn mang thai. Thế nhưng bạn vẫn còn đang lo ngại không biết liệu việc làm đẹp của mình có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé cưng trong bụng không.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua