Dòng sự kiện:

Mẹ bầu mắc quai bị lúc mang thai ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

15:00 24/11/2015
Bệnh quai bị tuy là bệnh nhẹ nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng đáng tiếc đối với phụ nữ mang thai, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 Tin liên quan

 

 

 

 

 

[mecloud]hwDNJpEqVA[/mecloud]

1. Quai bị là gì? 

Quai bị là một bệnh do virut Paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị rất dễ lây truyền qua đường hô hấp, đường ăn uống, qua những giọt nước bọt (nói, ho, hắt hơi) và phát triển nhất là vào mùa xuân, mùa hè. Quai bị là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh… đặc biệt bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mang thai.

Thời điểm thai phụ dễ mắc chứng quai bị là vào tuần thứ 12-16 của thai kỳ.

Thông thường, quai bị dễ để lại biến chứng nguy hiểm cho các bé từ 5-15 tuổi nhưng chứng bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ có thai (tỷ lệ 1-10/10.000 bà bầu).

2. Quai bị rất nguy hiểm với cả sản phụ và thai nhi

Khi mắc quai bị, các mẹ bầu sẽ thường có các biểu hiện như sốt, nhức đầu, mệt mỏi kèm với đau cổ họng và amidan sưng to… kéo dài liên tục nhiều ngày. Khi các triệu chứng này xảy ra trên cơ thể các mẹ thì sẽ càng nguy hiểm hơn vì thể trạng người phụ nữ mang thai yếu hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi thông qua nhau thai. Hơn nữa, virus Paramyxo có khả năng hòa tan tế bào có thể gây viêm buồng trứng, phá hủy trứng.

Mẹ mắc quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu...

Do đó, khả năng gây sẩy thai, hoặc sinh con dị dạng là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ cho thấy, những thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng. Quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

3. Mẹ bầu nên làm khi mắc quai bị lúc mang thai

- Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể làm giảm kịp thời các triệu chứng khó chịu của bệnh: sốt, viêm sưng họng…

- Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

- Cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Mẹ bầu cần đi khám và thực hiện theo yêu cầu của bác sỹ để ngăn ngừa hậu quả xấu đến thai nhi.

- Đặc biệt, khi mắc bệch quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ để theo dõi tình trạng bệnh và ngăn ngừa gây di chứng trên thai nhi.

- Sau khi đã khỏi bệnh, cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyện hợp lý của bác sĩ về tình trạng của mình.

4. Cách phòng tránh mắc quai bị trong thai kỳ

- Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị nên tốt nhất là bạn hãy phòng ngừa căn bệnh này bằng cách tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai.

Nên tiêm phòng trước hoặc sau khi mang thai ít nhất 1 tháng vì trong vắc xin quai bị có chứa virus sống gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Hầu hết những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều được miễn dịch hoặc tiêm chủng quai bị. Tỷ lệ mắc quai bị ở thai phụ hiện nay chỉ còn 1/1000 trường hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.  Vì vậy, thai phụ cần tránh tiếp xúc với họ để tránh lây nhiễm.

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất: 

[mecloud]aUxYz9n9L3[/mecloud]