Mẹ bị sốt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi thế nào?
Mang thai 3 tháng đầu bị sốt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Hắt hơi, sổ mũi và sốt là chuyện thường ngày đối với người bình thường, nhưng khi có bầu thì những cơn sốt có ảnh hưởng khá lớn đến em bé trong bụng. Nếu bị sốt nặng trong ba 3 tháng đầu mang thai có thể sẽ khiến bé mắc những khuyết tật không đáng có hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, bệnh tim bẩm sinh, thậm chí có thể gây lưu thai, sảy thai hoặc sinh non tùy vào tuổi thai nhi và tình trạng sốt của mẹ.
Vì vậy, khi các mẹ bị sốt trong giai đoạn đầu thai kỳ thì nên thận trọng, bởi đây là thời điểm thai nhi đang hình thành các cơ quan và rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Các cơn sốt vào giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ nhất sẽ ít nguy hiểm hơn với bé.
Khi nào mẹ bầu được coi là bị sốt?
Đó là lúc các mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng như mạch nhanh, vã mồ hôi, ớn lạnh… cùng với việc đo nhiệt độ cơ thể trên 37,20C vào buổi sáng và trên 37,70C vào buổi chiều. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt như:
– Cảm sốt thông thường do cảm nắng, nhiễm lạnh…
– Sốt dịch do virus
– Sốt do viêm nhiễm như viêm thận, viêm tiết niệu
Mẹ nên làm gì khi mình bị sốt?
– Trước tiên, mẹ nên hạ nhiệt cho cơ thể mình bằng cách nới lỏng, cởi bỏ bớt quần áo, mặc quần áo thoải mái; dùng khăn ấm chườm vào các nơi như nách, bẹn, trán, nếp gấp của tay, chân… cho đến khi nhiệt độ cơ thể về mức thông thường; mở các cửa sổ trong phòng cho thông thoáng; và nên tăng cường uống nước ấm,…
– Với các triệu chứng sổ mũi, mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để giảm bớt triệu chứng.
– Tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa qua kiểm nghiệm khoa học bởi chúng có thể gây nguy hại cho cả 2 mẹ con.
– Mẹ có thể sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày giúp mẹ dễ thở và hạ sốt nhanh hơn.
Khi có các triệu chứng bị sốt, tốt nhất các mẹ nên đến gặp bác sĩ
– Khi thấy cơ thể mình bị sốt, các mẹ không nên tự tiện mua thuốc về uống. 3 tháng đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan. Vì vậy mà cơ thể bé cũng mẫn cảm với các loại thuốc cũng như các chất mẹ đưa vào người. Do đó, khi dùng thuốc, ngay cả những loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn, các mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Thay vào đó, mẹ nên gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sốt, từ đó tuỳ theo tình trạng bệnh mà hướng dẫn mẹ biện pháp điều trị thích hợp và quan trọng là đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu chỉ bị sốt nhẹ thì chỉ cần theo dõi từ 24 – 48 giờ.
Phòng ngừa sốt khi mang thai như thế nào?
– Để phòng ngừa các triệu chứng sốt khi mới mang thai thì trước khi quyết định có con, các mẹ nên tiêm phòng cảm cúm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ nên thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, hạn chế đi mưa khi mang thai. Khi ngủ, mẹ nên để phòng thoáng đãng, không để máy lạnh hoặc quạt quá lạnh.
– Nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ của mẹ cũng như của thai nhi để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường.
Theo SKĐS
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua