Dòng sự kiện:

Mẹ cần làm gì để tránh trường hợp thai chết lưu?

17:38 29/10/2015
Thai chết lưu là trường hợp đáng tiếc xảy ra không bậc cha mẹ nào mong muốn.

 

 

 

[mecloud]bJgaUD7oga[/mecloud]

Hiện nay, có nhiều quan niệm về thai chết lưu. Chúng ta cho rằng tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Một số nước khác, định nghĩa thai lưu là khi thai mất sau 20 tuần tuổi, còn mất trước 20 tuần tuổi thai thì gọi là sẩy thai.

Các nguyên nhân gây ra thai lưu được xác định bao gồm:

- Nhau thai: sản phụ bị nhau bong non, hoặc bệnh cao huyết áp liên quan đến mang thai như tiền sản giật, cao huyết áp thai kỳ thì có 2 lần nguy cơ gây nhau bong non và thai chết lưu. Đôi khi sự cung cấp dinh dưỡng và không đủ oxy cũng gây tử vong cho bé.

- Khiếm khuyết bẩm sinh: bệnh nhiễm sắc thể chiếm khoảng 15- 20% các trường hợp thai chết lưu. Một số trường hợp dị tật mà không do bất thường nhiễm sắc thể, nhưng có thể do di truyền, môi trường hoặc nguyên nhân không rõ.

- Thai chậm phát triển: Thai nhi nhỏ hoặc không phát triển ở tỉ lệ thích hợp có nguy cơ tử vong do ngạt (thiếu oxy) cả trước và trong lúc sinh, và từ những nguyên nhân không rõ.

- Nhiễm trùng: nhiễm khuẩn từ giữa tuần 24- 27 của thai kỳ có khả năng gây tử vong cho thai nhi. Những nhiễm trùng này thường người mẹ không ghi nhận được và có thể không được chẩn đoán cho đến khi chúng gây ra biến chứng nặng.

- Các nguyên nhân khác của thai lưu: tai biến do dây rốn, chấn thương, mẹ tiểu đường, cao huyết áp và thai quá ngày (thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần).

Nguy cơ thai lưu cho lần mang thai sau có thể cao nếu mẹ có tình trạng về sức khỏe (tiểu đường) hoặc bệnh di truyền gây ra lần thai lưu trước. Trong trường hợp này, các cặp vợ chồng nên tham vấn BS di truyền trước khi mang thai lại.

Không phải tất cả trường hợp thai lưu có thể phòng ngừa, nhưng có một số điều sau bạn có thể làm để giảm nguy cơ thai lưu:

-Trước khi định có thai vợ nên đi khám sức khỏe toàn thân, khám phụ khoa, siêu âm kiểm tra tử cung phần phụ, xét nghiệm định lượng nội tiết. Chồng nên khám xét nghiệm kiểm tra tinh dịch đồ.

- Tránh hút thuốc lá và các thức uống có cồn; Chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn nhanh, nhiều mỡ đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và con.

- Giữ cân nặng hợp lý khi mang thai (nếu có béo phì phải giảm cân), đồng thời nên có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho cả mẹ và thai nhi.

- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của BS.

- Điều trị ổn định, nếu có các bệnh tiểu đường, cao huyết áp trước khi mang thai.

- Bổ sung acid folic: bạn nên uống 400 microgram acid folic trong suốt 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi có em bé, hoặc ít nhất một tháng trước khi thụ thai.

- Khi có thai nên đi khám thai đều đặn theo lịch hẹn, và ghi nhận sớm các triệu chứng bất thường như đau bụng, ra huyết âm đạo...

- Theo dõi cử động của em bé vài lần mỗi ngày. Điều này đặc biệt quan trọng khi thai sau 26 tuần, nếu bé ít đạp hay cử động ít cần đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Một số trường hợp thai chết không bị sảy ngay mà nằm lại trong buồng tử cung một thời gian. Nếu không phát hiện sớm thì bà mẹ co thể bị nhiễm khuẩn nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu, nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy, cần phát hiện sớm thai chết lưu để can thiệp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Siêu âm là một trong những phương pháp có thể giúp phát hiện sớm hiện tượng này. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, người mẹ cần đi khám ngay để được can thiệp kịp thời.

Để nhận biết thai chết lưu, mẹ có thể cảm nhận qua những dấu hiệu trong bài viết này.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]kdEQsamV1Z[/mecloud]