Dòng sự kiện:

Mẹ cần trị dứt điểm 10 bệnh này trước khi mang thai

03:00 12/10/2015
Chỉ cần bạn vướng bận 1 trong 9 bệnh sau thì rất có thể đó sẽ là mỗi lo rất đáng ngại của con yêu.

 

 

 

[mecloud]A9zBS03s2U[/mecloud]

1. Thiếu máu do thiếu sắt

Một số triệu chứng cho thấy mẹ bầu thiết sắt là da mặt xanh xao, thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Thiếu máu trước khi mang thai nếu không trị dứt điểm sẽ rất dễ tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Theo đó, sự hấp thụ dưỡng chất cho bé con trong bụng không như tiêu chuẩn dẫn đến thai chậm phát triển, nguy cơ sinh non và thai chết lưu.

Hơn nữa, mẹ bầu cũng có thể mắc bệnh tim, xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Do đó, trước khi có ý định thụ thai, bạn nên bổ sung sắt đầy đủ để đảm bảo cơ thể không mắc chứng thiếu máu.

2. Bệnh liên quan đến tim mạch

Một số chị em không may mắc phải các bệnh về tim mạch đặc biệt bệnh tim, nhất là bẩm sinh. Đây là một trong những bệnh không dễ chữa trị. Vì vậy, nếu bạn muốn mang thai và làm mẹ thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, và trong quá trình mang thai bạn cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé để có phương pháp bảo vệ cho 2 mẹ con kịp thời. Nếu không giám sát chặt chẽ, nhất là 3 tháng cuối, bệnh tim sẽ càng nặng hơn, dẫn đến sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng nhau thai.

3. Bệnh về gan

80% người dân Việt Nam nhiễm virut viêm gan B, có thể phát triển thành các bệnh nguy hiểm về gan. Trong đó viêm gan B hoặc viêm gan siêu vi có thể di truyền từ mẹ sang con. Hơn nữa nếu trong quá trình mang bầu mẹ mắc bệnh gan thì tình trạng huyết áp thai kỳ có thể chuyển biến xấu khi chức năng gan trở nên bất thường. Bạn cần sự giám sát và theo dõi y tế chặt chẽ từ các y bác sĩ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

4. Bệnh thận

Cao huyết áp sớm trong thai kỳ là một trong những rủi ro mẹ bầu phải đối mặt nếu mắc bệnh về thận trong thai kỳ. Tình trạng này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai, sinh non. Sức khỏe của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng xấu không kém khi phải đối diện với nguy cơ suy thận, viêm nhiễm đường tiết niệu.

Vì thế khi gặp những rắc rối với các bệnh về thận, phụ nữ nên có kế hoạch điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai. Ngoài ra hàm lượng các chất hóa học trong thuốc điều trị có thể vẫn còn lưu lại trong cơ thể mẹ nên sau khi điều trị khoảng 3 tháng bạn mới lên có kế hoạch mang thai.

5. Bệnh tiểu đường, đường huyết

Trước khi mang thai hay trong thai kỳ, bệnh tiểu đường đều không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. Nguy cơ bị tăng huyết áp do tiểu đường là rất cao, sẽ gây sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân nếu không được theo dõi, giám sát y tế chặt chẽ.

Mẹ mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và sự dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ...

6. Viêm bàng quang

Đi tiểu liên tục là tác dụng phụ khá khó chịu khi mang thai đối với mẹ bầu. Tình trạng này sẽ nặng nề hơn dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên đảm bảo mình đã dứt điểm bệnh này trước khi có ý định mang thai nhé!

7. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không được chữa trị trước khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí virus này còn xuất hiện ở mắt, miệng và da của bé. Thực tế, hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể chữa trị, vì vậy mẹ nên trị dứt điểm trước khi có ý định thụ thai.

8. Bệnh phụ khoa dễ gây hiếm muộn

Nếu chị em đang mắc phải những vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa thì nên kịp thời chữa trị trước khi mang thai. Những căn bệnh phụ khoa rất dễ gây chứng hiếm muộn, vô sinh hoặc gây nhiễm trùng, ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai sau này.

Việc chữa trị bệnh phụ khoa khi có thai cũng trở nên khó khăn do bà bầu không được sử dụng thuốc bừa bãi.

9. Bệnh cao huyết áp dễ gây nhiễm độc thai kỳ

Chứng cao huyết áp nếu không được điều trị triệt để khi mang thai dễ dẫn đến chứng nhiễm độc thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Phụ nữ bị các triệu chứng đau đầu nặng, vai mỏi, mất ngủ, chóng mặt và phù nề,… nhất định phải tiến hành kiểm tra chỉ số huyết áp trước khi mang thai. Nếu bị cao huyết áp phải chú ý chế độ ăn uống, thức ngủ, tăng cường rèn luyện thân thể, và cố gắng điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường trước khi có thai.

10. Lao phổi

Phụ nữ đã từng bị lao phổi khi mang thai bệnh dễ tái phát trở lại, nên trước khi mang thai nên kiểm tra lại ổ bệnh, sau đó bác sĩ sẽ quyết định cho mang thai hay không. Bệnh nhân lao phổi cần sinh đẻ có kế hoạch, ít nhất hai năm sau khi khỏi bệnh mới sinh tiếp.

Ngoài ra cần lưu ý các bệnh: viêm gan do vi rút, u xơ tử cung, viêm bàng quang, cũng cần chữa trị và theo dõi chặt chẽ trước khi quyết định có thai.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]cFdgioldNH[/mecloud]