Mẹ đã biết những mẹo dạy con ngoan 'chuẩn chỉnh'
Hãy là một tấm gương về cách cư xử đúng đắn cho con
Trẻ thường bắt chước những gì chúng thấy ngay từ chính ngôi nhà của mình. Do đó, mẹ hãy cư xử tốt với các thành viên trong gia đình và cư xử đúng đắn với mọi người nơi công cộng để trẻ noi theo những hành động của bạn. Mẹ cũng nên nói cho bé nghe lý do tại sao bạn làm như vậy để bé hiểu vì sao phải lịch sự với mọi người.
Ví dụ cho bé thấy về những hành động ứng xử không đúng đắn
Khi bạn thấy một một người nào đó sử dụng "cách cư xử không đúng", hãy nói về nó với con bạn. Nói với bé rằng những hành động nào sẽ được coi là ngoan ngoãn, chuẩn chỉnh hơn và những gì người ta cần thay đổi trong cách ưng xử ấy. Hãy chắc chắn rằng bé đang lắng nghe bạn nói chuyện.
Ví dụ cho bé thấy về những hành động ứng xử đúng đắn
Tương tự như những hành vi hay cách ứng xử không tốt, bạn cũng nên chỉ ra những điều tốt đẹp ở những người khác. Ví như khi bạn nhìn thấy một đứa trẻ giúp mẹ đặt hàng tạp phẩm trên quầy, bạn hãy chỉ cho con thấy đó là một việc làm đúng đắn. Bạn không nên để bé chỉ tập trung vào cái xấu, hoặc chỉ tập trung vào những điều tốt, mà bé cần phải được cân bằng và phân biệt được rõ cả hai mặt đó.
Yêu cầu bé nói "Làm ơn" và "Cảm ơn" cho những thứ nhỏ nhất
Khi bé muốn bạn lấy cho một cái gì đó, hãy tập cho bé thói quen nói "làm ơn" và sau khi yêu cầu được đáp ứng , con phải nói “cảm ơn” hay nói “con xin". Làm như vậy sẽ tránh cho việc bé cứ chỉ biết yêu cầu người khác và chỉ nói “Con muốn…”, con sẽ hiểu được phép lịch sự tối thiểu trong một câu nói.
Nói chuyện trong bữa cơm tối
Ăn tối là một thời gian tuyệt vời để mẹ cho bé thấy những hành động ứng xử đúng đắn. Sử dụng những đồ dùng cho bữa ăn một cách chính xác, không nói chuyện trên điện thoại và ở lại bàn ăn cho đến khi tất cả mọi người cùng xong bữa. Mẹ có thể nói với bé về những hành động ứng xử mà bạn muốn bé làm theo, ví như dạy bé cách mời cơm, dạy bé cách gắp thức ăn, hỏi bé phải làm gì khi thức ăn vãi ra ngoài…
Hành động, hành động và hành động
Không có đứa trẻ sẽ trở nên hoàn hảo trong tất cả các hành động cư xử với mọi người. Có thể bé sẽ quên mất nói câu "làm ơn" hay "cảm ơn bạn", có thể bé cũng sẽ không muốn nhường một lượt ngồi đủ quay cho bạn nhỏ khác,… Đừng bỏ cuộc! Mẹ nên nhắc nhở bé nhẹ nhàng về những gì con nên làm, hay con thực hiện hành động vừa rồi một cách khác đi sẽ giúp con có thói quen cư xử đúng đắn hơn.
Những hành động lặp lại
Trẻ con thường muốn chơi và chúng sẽ không muốn ngừng lại để nhường trò chơi đó cho người khác. Mẹ có thể khuyên con hãy nhường một lượt chơi cho những bạn khác nữa để bé hiểu rằng không phải con là đứa trẻ duy nhất muốn chơi. Mẹ hãy chỉ cho con thấy những bạn khác cũng đang rất muốn chơi và bé cũng sẽ được bạn khác nhường một lượt chơi sau.
Hãy thể hiện trách nhiệm
Điều này có thể khiến cho bé suy nghĩ và hành động theo một hướng khác nếu bạn không cẩn thận, vì vậy hãy cân nhắc khi bạn thực hiện những hành động theo lời nói của mình. Mẹ hãy giúp bé thể hiện trách nhiệm của mình trong mỗi câu nói và hành động dù là nhỏ nhất.
Khám phá
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Làm sao dạy con tự giữ kỷ luật và nền nếp ngày Tết?
- Nể phục cách dạy con của các gia đình Hoàng gia trên thế giới
- Mẹ của thần đồng Jayden Trịnh chia sẻ cách dạy con thành tài
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua