Dòng sự kiện:

Mẹ đã hiểu đúng về bệnh sổ mũi ở trẻ

17:30 02/08/2015
Sổ mũi là bệnh mà bất cứ trẻ nào cũng mắc một lần trong đời. Căn bệnh này gây khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ chăm sóc con mắc sổ mũi đúng cách nên bé kéo dài tình trang này lâu dẫn đến những biến chứng không ngờ đến.

 

 Sổ mũi là bệnh mà bất cứ trẻ nào cũng mắc một lần trong đời. Căn bệnh này gây khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ chăm sóc con mắc sổ mũi đúng cách nên bé kéo dài tình trang này lâu dẫn đến những biến chứng không ngờ đến.


Con bị sổ mũi là do đâu?

Trẻ bị sổ mũi do bệnh lý

  • Nếu trẻ bị ho, sốt kèm theo sổ mũi thì có thể là trẻ bị cảm cúm, thường cảm cúm các triệu chứng sẽ đến rất nhanh.
  • Nếu tình trạng sổ mũi của trẻ kéo dài kèm theo đó là dịch mũi màu vàng, xanh thì có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…
  • Việc trẻ bị viêm tai, viêm mắt cũng có thể dẫn đến sổ mũi

Trẻ bị sổ mũi do môi trường, thời tiết

  • Trẻ bị dị ứng với mùi và bụi trong không khí thường có biểu hiện sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
  • Nếu trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi khi trời lạnh mà dịch mũi trong thì có thể là trẻ bị cảm lạnh không có gì quá đáng lo ngại chỉ cần cho trẻ mặc ấm, chăm sóc đúng cách trẻ sẽ khỏi bệnh. Triệu chứng ho thường sẽ xuất hiện sau khi trẻ bị xổ mũi 1 khoảng thời gian nhất định và trẻ thường ho nhiều khi nằm, bế ngửa.

Nếu các mẹ không tìm hiểu nguyên nhân và điều trị triệt để ngay từ đầu có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, mãn tính và khó chữa. Từ sổ mũi nhẹ khiến bé ngạt mũi, khó thở, nhiễm trùng khoang mũi. Viêm nhiễm mũi dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp và viêm xoang sẽ rất khó chữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.


Mẹ nên chăm sóc trẻ mắc chứng sổ mũi như thế nào cho đúng?

Chưa tích cực chữa trị ngay từ khi bé mới bị

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, sổ mũi sẽ mau khỏi nên dẫn đến tâm lý chủ quan không tích cực chữa đến khi trẻ có những dấu hiệu bệnh trở nặng mới mang tới viện. Việc chữa muộn gây ra những biến chứng, thời gian điều trị lâu.

Không rửa mũi quá nhiều, dùng tăm bông ngoáy mũi cho trẻ

Mũi của trẻ cũng giống như chúng ta bình thường có cơ chế tự làm sạch nhưng nhiều bậc cha mẹ lại có suy nghĩ rửa mũi cho bé hằng ngày để làm sạch những vỉ mũi bẩn. Tuy nhiên rửa mũi nhiều lần và dùng tăm bông ngoáy mũi cho trẻ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi khiến cho vi khuẩn, vi rút dễ dàng tấn công hệ hô hấp của trẻ hơn.


 Nhỏ nước tỏi vào mũi khi bé bị hắt hơi, sổ mũi

Trong tỏi có chứa chất Allicin, có thể diệt vi khuẩn, vi nấm giúp phòng và điều trị bệnh cúm. Thế nhưng, việc nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ rất nguy hiểm vì nó gây nóng, rát, phù nề niêm mạc mũi trẻ và có thể làm tình trạng sổ mũi thêm nặng nề hơn.

Hút mũi cho trẻ không đúng cách

Khi trẻ bị sổ mũi thường gây ngạt mũi, thở khó, cha mẹ thường tự xử lý bừng cách hút mũi cho trẻ bằng cách dùng miệng hút cho nhanh mà không biết rằng có thể truyền cho trẻ mầm bệnh từ vi khuẩn trong khoang miệng.

Khi trẻ bị sổ mũi nhiều, nhầy và đặc thường làm bé khó thở cha mẹ hãy nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi cho chất nhầy lỏng hơn và dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng được vệ sinh sạch sẽ để hút cho bé một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin