Mẹ Đỗ Nhật Nam: Những việc cần làm để con có một năm học mới "xuôi chèo mát mái"
Những chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp - mẹ Đỗ Nhật Nam giản dị, chân thành và luôn truyền cảm hứng mãnh liệt cho những người mẹ. Mới đây, mẹ Đỗ Nhật Nam tiếp tục "tổng kết" những việc cần làm mỗi dịp con chuẩn bị bước vào năm học mới để con có một sự khởi đầu vui vẻ, thuận lợi "xuôi chèo mát mái".
1. Cả nhà cùng đi mua sách vở, đồ dùng học tập
Điều này sẽ gửi đến con thông điệp: Việc học của con có ý nghĩa với bố mẹ. Bạn cũng nên để con được lựa chọn một số đồ dùng riêng dễ thương cho mình như cái hộp bút có hình con yêu thích, con thú bông nho nhỏ để con đeo ba lô…
Sách giáo khoa thì đương nhiên phải mua đủ bộ rồi nhưng sách tham khảo thì bạn nên suy nghĩ kĩ nhé. Cẩn thận trước "mê cung" sách.
2. Bố mẹ nên dành thời gian bọc sách vở cho con
Thường các công việc cá nhân hãy để con làm một cách tối đa nhưng có những việc, nếu bạn làm cùng, con sẽ tràn ngập niềm vui, như việc bọc sách vở. Bạn vừa làm vừa trò chuyện với con: Cuốn này là Tập làm văn nhé, con sẽ viết những bài văn rất đáng yêu. Cuốn này là Chính tả, năm nay con sẽ viết cẩn thận, không sai lỗi nữa, mẹ tin chắc là như vậy… Đấy, cứ thế là bạn đã đặt vào đó bao nhiêu tin yêu.
Chị Phan Hồ Điệp - mẹ Đỗ Nhật Nam.
Có một điều rất thú vị mà bạn nên làm, đó là chơi trò chơi: "Kho báu bí mật" khi bọc sách vở cho con. Bạn nói, bạn để một "kho báu" trong một cuốn vở nào đó. Kho báu đó chính là dòng chữ: Bố/ Mẹ yêu con viết bằng bút chì thật nhỏ ở một trang vở. Con cứ dùng đi, đến một hôm nào đó phát hiện ra dòng chữ đó sẽ có một niềm vui bất ngờ đến với con. Mình đảm bảo, em bé sẽ háo hức và thêm yêu những cuốn vở mới.
Bạn cũng để vào chỗ bìa bọc lót của vở một nửa tờ giấy dày hơn, bóng hơn giấy bình thường để con dùng kê tay mỗi khi viết, lỡ con nghịch tay bẩn cũng không làm vở lem nhem. Mình không nghĩ việc viết đẹp là quá quan trọng nhưng hướng dẫn con cẩn thận khi viết thì rất nên làm.
3. Chuẩn bị đồ cho ngày khai giảng
Thường các trường đều có yêu cầu các bé mang theo đồ gì đó cho ngày khai giảng, ví như bóng bay, cờ, hoa… Bạn đừng quên điều này nhé. Chăm chút nhỏ thôi nhưng với các bé là quan trọng lắm đấy.
4. Hãy nói về ngày khai giảng như một ngày mở đầu cho những điều tốt đẹp. Bạn sẽ là người truyền năng lượng tích cực cho bé. Hãy hỏi bé xem con mong ước điều gì, con có dự định chơi thân với bạn nào… Buổi tối trước ngày khai giảng hãy đi ngủ sớm, quần áo là ủi sẵn thơm tho. Bạn có thể gắn thêm một phụ kiện gì đó cho bộ quần áo đồng phục như cái nơ (với bạn nữ), một hình sticker siêu nhân (với bạn nam).
Khi đi ngủ, hãy thủ thỉ với con về lễ khai giảng. Hồi Nam còn học tiểu học, mỗi năm mình lại nghĩ ra một "sự tích về ngày khai giảng". Ví dụ: Có một bạn học sinh kia rất chán học, bạn quyết định nghỉ ở nhà để đi chơi. Ngày hè nắng, bạn đi chơi không chán. Bạn trèo cây, bắt ve, lội nước, trò nào cũng vui. Một hôm trong lúc vui chơi, bạn đi lạc vào một khu rừng vắng. Bạn lo lắng lắm, chạy mãi, chạy mãi để về nhà. Cuối cùng bạn nhìn thấy một cái biển. Nhưng chao ôi, cả một mùa hè mải chơi, bạn đã quên mất cách đọc chữ. Bạn không biết phải đọc chỉ dẫn thế nào. Bạn òa lên khóc. Cuối cùng, bạn đành trèo lên cây và gõ thật to. Tiếng gõ của bạn vang vọng và cuối cùng bạn được đón về nhà. Về đến nhà, bạn nói với mẹ: Mẹ ơi, con muốn đến trường vì con không muốn quên mất cách đọc chữ. Thế là ngày khai giảng ra đời để đánh dấu việc học sinh trở lại trường và cũng từ đó trong lễ khai giảng nào cũng có tiếng trống để ghi nhớ tiếng bạn nhỏ gõ vào thân cây năm xưa.
Kiểu một câu chuyện rất chi là "hoang đường" nhưng đủ mang lại niềm vui cho các bạn nhỏ.
5. Vào ngày khai trường của con, nếu có điều kiện thì bạn nên đưa con đến trường và dự cùng
Nếu không cũng không sao. Buổi sáng con tỉnh dậy, hãy ăn mặc cho con thật tươm tất và cùng con chụp một kiểu ảnh. Năm nào cũng thế, bạn sẽ nhìn lại các bức ảnh và thấy con đã lớn lên theo từng năm học thế nào.
Tất cả những cảm xúc thân thương, dễ chịu, âu yếm mà bạn trao cho con sẽ giúp con cảm nhận được con chính là niềm vui của cả nhà.
Cầu mong các bé sẽ có một năm học an vui và bạn sẽ đón con từ trường về mỗi ngày với những nụ cười.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phan Hồ Điệp kể chuyện về "Người mẹ ngố"
- Bí mật của người mẹ Nhật nuôi 3 con vào đại học hàng đầu ở Mỹ
- Mẹ Nhật Nam chia sẻ bí quyết: Bố mẹ làm gì để giúp con 'bay'
- Mẹ Nhật Nam chia sẻ cách giúp các bà mẹ hết căng thẳng, mệt mỏi
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua