Mẹ thần đồng Nhật Nam: Để con có một mùa hè thơm như trái ổi trong túi…
Thế là các bạn nhỏ đã kết thúc năm học. Các bạn ấy chắc chắn lớn hơn lên, hiểu biết nhiều hơn. Có bạn quậy thêm, có bạn ương bướng thêm một chút, có bạn ẩm ương thêm một chút. Không sao hết bố mẹ nhé. Những giai đoạn “khó ở” sẽ nhanh qua thôi.
Mùa hè, nếu có học thì phải vui. Những khóa học kĩ năng sống cũng rất cần nhưng nếu chỉ học xong bỏ đó thì lại đâu vào đấy. Các bố mẹ cũng nên thận trọng trước những lời mời gọi về trại hè.
Các khóa về trại hè tốt theo mình là:
Có chương trình rõ ràng. Đừng “tham” khi thấy chương trình nêu ra quá nhiều mục tiêu. Sẽ khó khả thi nếu trong một khoảng thời gian hạn hẹp mà giúp các bé nhiều thứ cùng một lúc.
Chương trình có những địa điểm phù hợp với con trẻ.
Có phản hồi tốt từ những phụ huynh hay các con đã từng tham gia.
Dẫu sao, mùa hè cũng nên là mùa mà các bạn dành cho gia đình.
1. Làm việc nhà:
Với các bạn bắt đầu từ tiểu học, bố mẹ có thể giao cho con tiền đi chợ (nếu khó thì có bảng phân công, mỗi ngày một người trong nhà phụ trách). Đừng ngần ngại, hãy đặt sự tin tưởng vào con. Có thể ăn không ngon, mua hơi đắt, vỡ vài cái bát, nhà cửa lộn xộn… cũng không sao.
2. Học bằng… tay chân:
Đó là khuyến khích con vẽ, cắt, dán, tô màu, sơn, nhào cát, nghịch nước… tất cả những điều đó đều có tác dụng tuyệt vời cho trí não. Nó cũng làm cho trẻ giảm căng thẳng, quên hết những “muộn phiền” đã trót mang trong cả năm học.
3. Đi du lịch cùng gia đình
Nếu có điều kiện các bạn có thể tổ chức đến một danh thắng nào đó. Không có điều kiện, hãy tổ chức “du lịch” quanh thành phố hoặc quanh nơi mình ở. Vấn đề là cách tổ chức của bố mẹ thôi chứ không phải đến đâu. Ví dụ như sáng chủ nhật, hai bố con lấy xe máy đi lòng vòng để tìm ra một hàng bún chả ngon. Ăn xong thì mua mang về cho mẹ. Đó cũng là “du lịch” rồi.
4. Chơi trò chơi cùng nhau
Quanh năm học, hình ảnh thường thấy là con cái cặm cụi học bài, bố mẹ “cặm cụi” hò hét, lượn ra lượn vào. Hè đến, chấm dứt việc đó, những buổi tối, cả nhà hãy chơi cùng nhau. Các bố mẹ hãy nhớ về tuổi thơ của mình, những ngày mất điện, những đêm ngắm trăng luôn để lại những kỉ niệm thần tiên. Vì thế, hãy cho con mình có một tuổi thơ lung linh như thế.
5. Con tự lập thời gian biểu
Trong năm học, mọi việc có lúc dường như khó kiểm soát vì con luôn lấy cờ “con học”. Hè đến là lúc thiết lập về thời gian biểu một cách dễ dàng nhất. Trong đó, hãy cho con được quyền ngủ nướng, được cà kê chơi bời “tám” chuyện với bạn bè nhưng bên cạnh đó, con cần có những mốc thời gian cụ thể về việc ôn bài, làm việc nhà… Đó cũng chính là cách tốt để con dần quen với kỉ luật.
6. Viết lách
Mình luôn cho rằng, thói quen viết lách nên duy trì một cách đều đặn thường xuyên. Mùa hè nên dành nhiều cho việc viết. Nhưng không phải là viết những bài tập làm văn như chương trình mà bố mẹ có thể hướng con đến những việc viết theo chủ đề con yêu thích, mỗi ngày một ít. Các chủ đề viết phải khiến con thấy hứng thú. Mình có nhiều chủ đề và cả gợi ý cách làm, nếu các bạn thấy cần thì mình sẽ gửi cho nhé.
7. Học tiếng Anh
Bạn nào cũng nên ôn tiếng Anh (ngoại ngữ) bằng cách nghe băng, đọc sách. Mùa hè nên bạn cũng có thể nghĩ ra những cách “nhố nhăng” hơn khi học, ví dụ: Thu âm giọng hát tiếng Anh của mình, sáng tác những câu thơ vui bằng tiếng Anh.
8. Cuối cùng hãy cố gắng động viên con đọc sách
Theo gợi ý của chị Điệp, sách hay dành cho các bạn từ tuổi tiểu học rất nhiều, trong đó có những cuốn sau:
Tottochan cô bé bên cửa sổ
Hoàng tử bé
Cánh buồm đỏ thắm
Cho tôi một vé đi tuổi thơ
Thỏ Peter chuyện bây giờ mới kể
Giáo sư và công thức toán
Mẹ có phải là mẹ của con (sách song ngữ)
Đảo giấu vàng
Tuổi thơ dữ dội
Harry Potter
Những kì nghỉ của nhóc Nicolas
7 thói quen để trưởng thành
Những tấm lòng cao cả.
Ngoài ra còn vô số những cuốn sách hay khác.
Chỉ cần tạo thói quen đọc sách và trao đổi về những gì mình đã đọc, thế là rất tuyệt rồi.
Làm được những điều trên thì mùa hè của bé sẽ thơm như trái ổi trong túi áo…
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phan Hồ Điệp kể chuyện về "Người mẹ ngố"
- Cách rèn con trước khi vào lớp 1 của mẹ Đỗ Nhật Nam
- Mẹ 'thần đồng' Nhật Nam dạy tiếng Anh cho con như thế nào?
- Mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam chia sẻ bí quyết giúp con thích viết văn
- 8 bí quyết để con hạnh phúc của mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua