Dòng sự kiện:

Mẹ thông minh xử lý nhanh khi bị vỡ ối non

22:19 03/11/2015
Túi ối thường vỡ một cách tự nhiên khi mẹ chuyển dạ sinh con. Nhưng nếu ối bị vỡ trước khi tuổi thai được 37 tuần thì gọi là vỡ ối non.

 

 

 

[mecloud]quiWpNGFpT[/mecloud]

Túi ối (còn gọi là túi nước ối) là một túi chất lỏng nằm trong dạ con. Nó có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi cho tới khi bé chào đời. Bạn có thể hình dung túi ối như một ngôi nhà được đổ đầy chất lỏng dinh dưỡng màu nhạt giúp thai nhi di chuyển và cử động trong đó.

Nước ối trong túi ối còn như một tấm đệm giúp em bé tránh bị va đập hay tổn thương. Thông thường, khi em bé chuẩn bị chào đời, túi ối sẽ tự vỡ ra.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chưa tới ngày sinh nở nhưng mẹ bầu đã bị vỡ túi ối.

Vỡ ối non dẫn đến nguy cơ tử vong cho trẻ sơ sinh cao. Có khoảng 75% ca tử vong sơ sinh xảy ra do vỡ ối sớm.

Nước ối là môi trường sống của thai nhi nên khi vỡ sớm thai nhi sẽ bị ngạt, sang chấn hoặc bị nhiễm trùng dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây vỡ ối non

Có nhiều nguyên nhân gây ra vỡ ối. Một số nguyên nhân thường được biết đến như:

- Thai bất thường: đa thai, đa ối, nhau tiền đạo, bong rau thai…

- Sức khỏe mẹ không tốt: mẹ nhiễm bệnh phụ khoa, khung chậu hẹp, hở eo tử cung…

Chấn thương từ tác động bên ngoài như té ngã hay giao hợp quá mạnh bạo cũng khiến cho màng ối bị rách, gây vỡ ối.

- Mẹ có tiền sử vỡ ối trước đó.

- Mẹ bị thiếu dinh dưỡng và vitamin C cũng dễ gây ra vỡ ối.

Dấu hiệu nhận biết vỡ ối non

Khi chưa đến ngày sinh nhưng mẹ bị tiết dịch nhiều ở âm đạo thì đây là một dấu hiệu cảnh báo vỡ ối non.

Thường mẹ có thể lẫn lộn với bệnh tiểu són vốn thường xuất hiện ở mẹ bầu. Nhưng khi gặp hiện tượng tiết dịch nhiều mẹ nên chú ý theo dõi. Nếu dịch có màu vàng và mùi amoniac đặc trưng thì là tiểu són. Ngoài ra, nếu nước dịch không có mùi, không có màu và có thể lẫn với chút máu thì chính xác mẹ đã bị vỡ ối.

Trong thời gian theo dõi khoảng 1h mẹ nên cẩn thận giữ vệ sinh. Nếu mẹ có đi ngoài thì nên vệ sinh bồn cầu sạch sẽ, hơn nữa mẹ cũng nên dùng giấy mềm sạch và lau chùi đúng cách từ trước ra sau khi đi xong để tránh nhiễm trùng cho thai nhi nếu mẹ thực sự bị vỡ ối.

Cách xử lý khi bị vỡ ối non

Bạn nên để ý đến màu sắc cũng như mùi của dịch lỏng ngay từ những giọt đầu tiên. Nếu nó có màu nâu hoặc xanh lá, nên lập tức đến bệnh viện để được theo dõi, vì rất có thể em bé của bạn đã gặp vấn đề về tiêu hóa khi lỡ tiêu thụ lượng nước ối đang dần trở nên “ô nhiễm” trong tử cung.

Trong những trường hợp như vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng tampon, băng vệ sinh, quan hệ tình dục để tránh bị nhiễm trùng. Bạn cũng nên tránh đi tắm vì tránh việc trượt ngã khi hoảng loạn phát hiện ra nước ối rò rỉ ra nhiều hơn.

Sau khi nước ối vỡ, bà bầu sẽ bắt đầu bị co thắt trong khoảng 12-24 giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để “vượt cạn”.

Đừng quên chuẩn bị bỉm dành cho người lớn hay băng vệ sinh ngay đầu giường hoặc khăn mềm để thấm nước ối bị rò rỉ bất thình lình.

Mẹ nên cẩn thận điều gì để không làm vỡ màng ối sớm?

Tốt hơn hết mẹ nên có cuộc sống lành mạnh, không để nạo hút, phá thai trước đó. Đi khám phụ khoa trước khi quyết định mang thai, và theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]EgnIgVXNH8[/mecloud]