Dòng sự kiện:

Mẹo hay giúp mẹ dạy con nhanh biết nói

22:53 25/11/2015
Sau nhiều tháng lắng nghe những tiếng ư, au của trẻ, sẽ là một khoảnh khắc hồi hộp khi con nói ra những từ đầu tiên - có thể là bố, mẹ hay bà...

 

 

 

[mecloud]pyOUohcJvF[/mecloud]

1. Phản ứng với tiếng khóc của con

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, hầu hết các nhóc bày tỏ mong muốn và giao tiếp với mọi người thông qua tiếng khóc của mình. Cách mẹ phản ứng với tiếng khóc của bé cho bé biết rằng mẹ đang lắng nghe. Điều này giúp bé cảm thấy mình được an toàn hơn nhiều.

2. Trò chuyện với bé

Mặc dù lúc này bé chưa thể nói mà chỉ có thể phát ra tiếng ê a trong miệng, nhưng việc thường xuyên nói chuyện sẽ giúp bé nhận biết âm thanh và tăng vốn từ vựng hằng ngày. Bắt đầu với những câu nói bâng quơ như “Hôm nay trời nắng đẹp, mẹ bế cục cưng ra phơi nắng nhé” hay như “Bé có yêu mẹ không?”… vừa giúp mẹ và bé gần gũi nhau hơn vừa giúp bé học từ tốt hơn.

3. Tạo môi trường giao tiếp

Một đứa trẻ có thể lắng nghe và hiểu âm thanh xung quanh trước cả khi bé có thể nói được. Vì vậy, một môi trường đầy những cuộc hội thoại và âm thanh sẽ giúp bé học nói nhanh hơn. Mẹ không cần phải bắt con nói một cách chính xác. Chỉ cần bạn nói đúng, bé cưng cũng sẽ học được cách nói đúng.

4. Dạy bé tập nói: Học đi đôi với hành

Khi nói chuyện với con, bạn có thể kết nối những từ ngữ với hành động, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn. Chẳng hạn, nếu thấy bé chạm vào chân của mình, đây là “thời cơ” để bạn dạy bé từ “chân”, hoặc bạn cũng có thể dùng hành động mô tả từ ngữ…

5. Nói về những hành động của con

Mẹ nên tận dụng tất cả cơ hội để nói chuyện với con. Trước khi làm một hành động gì, bạn nên nói với bé về những gì sắp diễn ra. Đây là cách giúp bé liên kết hành động với âm thanh. Như lúc bế con đi tắm, mẹ có thể nói với con “Bây giờ mình đi tắm cho sạch nhé” hay như lúc thay tã cho con “Mẹ thay tã cho cục cưng nhé”.

6. Kể chuyện và hát

Chuyện cổ tích và những bài hát là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình dạy con tập nói. Những câu chuyện giúp bé sử dụng từ ngữ và câu một cách tốt hơn, trong khi việc lặp đi lặp lại từ trong bài hát giúp bé ghi nhớ từ. Mỗi khi kể chuyện hoặc hát cho con nghe, mẹ nên kết hợp với những động tác dễ thương, ngộ nghĩnh để làm bé thích thú hơn.

7. Dạy bé tập nói: Hiệu quả của những trò chơi

 “Đây là cái gì” là trờ chơi phù hợp cho những nhóc nhỏ đang trong quá trình nhận biết và gọi tên đồ vật. Mẹ cũng có thể hỏi bé về màu sắc hoặc hình dáng của món đồ chơi này. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể thử trò phức tạp hơn như “Những gì xảy ra tiếp theo?”. Bạn kể cho bé nghe một câu chuyện hay một tình huống và hỏi bé xem chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo trong câu chuyện.

8. Thường xuyên đưa trẻ đến những nơi công cộng

Đó có thể là những bữa tiệc của gia đình, siêu thị, công viên, … đây là cách giúp trẻ phát triển sự tự tin, nhanh nhẹn, không ngại giao tiếp sau này, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những điều mới lạ, kích thích khả năng ham học hỏi, ham tìm hiểu và phát triển ngôn ngữ, hình thành kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả hơn, nhanh biết nói hơn.

Thực tế, những đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thường xuyên được đến những nơi công cộng, đông người vẫn nhanh biết nói hơn những đứa trẻ vốn nhút nhát, e ngại giao tiếp đấy.

9. Động viên trẻ để trẻ nhanh biết nói

Để trẻ nhanh biết nói, khi trẻ biết bập bẹ, ê a những tiếng đầu tiên, dù đôi khi phải rất cố gắng bạn mới dịch ra được trẻ đang nói gì nhưng hãy động viên trẻ bằng những lời khen, bằng tiếng vỗ tay để trẻ biết mình đang làm đúng và cố gắng hơn.

Và mỗi khi trẻ tiến thêm một bước trong tiến trình tập nói, bạn cần ghi nhận, khen ngợi trẻ nhé, trẻ sẽ rất thích thú và nói tốt hơn, nói nhiều hơn đấy, tâm lý chung của trẻ là thích được khen mà.

10. Để ý các tín hiệu

Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn "Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu"...). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con.

Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi...) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.

12. Tắt TV

Bạn có thể cho rằng bé hưởng lợi từ tất cả các dạng lời nói, nhưng dán mắt lên màn hình TV và nghe các bài hát, hội thoại phát ra từ nó thì thực sự có hại.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ.

Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. "Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn", tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]Z7aK0rqsJl[/mecloud]