Mẹo hay giúp mẹ nâng cao sức đề kháng cho con khi trời lạnh
Trẻ em
Để trẻ có nền tảng thể lực và sức đề kháng tốt trước mùa đông lạnh, ngay từ khi sinh ra phải được bú sữa mẹ đầy đủ, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần góp phần tạo dựng hệ miễn dịch, ngăn virus...
Các bữa ăn của bé phải phối hợp đa dạng thức ăn nhằm tăng cường dưỡng chất. Trong đó chú ý các thức ăn cung cấp protein, tinh bột như: ngũ cốc, đậu, lạc.
Phụ huynh nên cho vào thức ăn của trẻ một chút nấm. Vì nấm chứa nhiều vitamin D cũng như chất chống oxy hóa. Tỏi cũng là gia vị nếu kết hợp vừa phải sẽ phát huy tác dụng, do thành phần allicin góp phần ngăn ngừa vi khuẩn, chống nhiễm trùng.
Theo nhiều nghiên cứu, ngủ đủ giấc cũng là cách để nâng cao hệ miễn dịch. Theo các bác sĩ ở Mỹ, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng/ngày, còn trẻ 2-3 tuổi cần ngủ 12-13 tiếng, trẻ đang học mẫu giáo cần ngủ khoảng 10 tiếng.
Ngoài ra, nhằm tránh sự xâm nhập và tấn công của virus, vi khuẩn, phụ huynh phải thường xuyên cho trẻ rửa tay nhất là khi đi bên ngoài về, đi vệ sinh hay sau khi chơi các đồ chơi tại nhà. Mặt khác, đồ chơi trẻ em cũng là nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn cần vệ sinh, lau chùi thường xuyên.
Đặc biệt, để tăng cường sức đề kháng không thể quên các loại quả như cam, chanh. Bởi trong các loại quả này có thành phần giúp chống lại chất gây dị ứng histamin. Vitamin C có tác dụng diệt khuẩn, giải độc tốt, hữu ích cho cơ thể.
Người cao tuổi
Để tăng sức đề kháng cho người già, hàng ngày phải tuân thủ các bữa ăn đủ chất và đúng giờ. Tuy nhiên, do người già thường ăn ít hơn người trẻ, vì vậy có thể chia nhỏ các bữa ăn này. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm 1-2 bữa phụ ngoài 3 bữa chính nhằm bổ sung năng lượng.
Về thức ăn, ngoài tinh bột, bữa ăn của người già cần có chất đạm để nuôi tủy xương, sản xuất đủ bạch cầu... Có thể bổ sung chất đạm qua thức ăn như: sữa, trứng, đậu...
Lưu ý bổ sung chất chống ô xy hóa, kẽm, selen... để các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, kẽm là thành phần quan trọng, nếu thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể bị giảm miễn dịch.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu ngủ là nguyên nhân khiến cho hormone căng thẳng tăng lên. Từ đó, người già dễ bị cảm hay bị lây nhiễm nhiều căn bệnh khác. Mỗi ngày, người già cần ngủ từ 7-9 tiếng, nếu ai có tiền sử mất ngủ cần phải ngủ sớm để tránh bị quá giấc.
Bên cạnh ăn uống, sinh hoạt điều độ, người già chú ý tập luyện thể dục với các động tác nhẹ nhàng. Tuy nhiên, người già tránh tập lúc sáng sớm, trời rét và tối muộn. Người già nên tập vào khoảng thời gian 16-18 giờ hàng ngày.
Nguyên tắc nâng cao sức đề kháng cho mọi người: - Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ 7-8 tiếng/ngày. - Ăn đủ bữa, không bỏ bữa. - Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp đa dạng thức ăn chứa tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất. - Không hút thuốc lá, dùng chất kích thích. - Lưu ý bổ sung đủ vitamin A, C và kẽm, sắt. |
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua