Dòng sự kiện:

Mẹo tự phát hiện nhiễm nấm Candida, chị em nên biết

Khi bị nhiễm nấm Candida, bệnh nhân sẽ thấy ngứa âm đạo, có khí hư lỏng, thậm chí xuất hiện bột như váng sữa bám chặt thành âm đạo. Âm đạo bị viêm đỏ.
Nấm Candida khiến âm đạo bị ngứa

Ngày nay, tỉ lệ chị em phụ nữ bị viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida khá lớn. Theo một số thống kê thì trên thế giới có đến 75% phụ nữ từng bị viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Trong đó, khoảng 90% là do nấm men có tên là Candida albicans gây nên.

Theo đó, nữ giới nhiễm nấm Candida nhiều hơn là do cơ quan sinh dục nữ có môi trường kín, yếm khí, ẩm ướt nên luôn có nấm ký sinh ở một tỉ lệ nhất định. Loại nấm này thường xuất hiện ở phụ nữ có gia đình, cũng có ở người chưa lập gia đình hoặc bé gái 9-10 tuổi.

Song, chỉ đến một mức độ nào đó, nấm Candida mới phát triển khiến âm đạo bị viêm.

Hình ảnh của nấm Candida

Khi bị nhiễm nấm Candida, bệnh nhân sẽ thấy ngứa âm đạo, có khí hư lỏng, thậm chí xuất hiện bột như váng sữa bám chặt thành âm đạo. Âm đạo bị viêm đỏ.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm Candida có thể do lây từ người khác qua giấy vệ sinh, chậu rửa. Do người bệnh dùng thuốc kháng sinh kéo dài, mặc quần áo không thích hợp trong môi trường nóng ẩm. 

Hoặc do rối loạn do mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu mãn tính hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

Bài kiểm tra nấm Candida đơn giản

Muốn biết mình có bị nhiễm loại nấm, chúng ta chỉ cần làm một bài kiểm tra vô cùng đơn giản vào buối sáng khi thức dậy.

Việc cần làm là trước khi đi ngủ, chuẩn bị 1 cốc nước và để bên cạnh giường. Ngay khi thức dậy, hãy nhổ nước bọt có trong khoang miệng vào cốc nước đã để sẵn trước đó. Rồi chờ đợi 2-5 phút để biết kết quả.

Nhìn nước bọt đoán định được bệnh viêm nhiễm của chị em

Nếu nước bọt nổi trên mặt nước, cơ thể bạn hoàn toàn bình thường.

Nếu nước bọt trở nên mờ đục chìm xuống đáy hoặc chảy xuống, tan thành các hạt li ti rơi xuống đáy cốc thì bạn đã bị nhiễm nấm Candida.

Khi có được kết quả từ bài kiểm tra và biết mình nhiễm nấm Candida, chị em nên đến gặp bác sỹ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: Gia đình Việt Nam