Dòng sự kiện:

Một số bài thuốc điều trị chứng khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh

03:00 23/10/2015
Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ thường xuyên khóc về đêm, trăn trở khó chịu, ngủ không yên giấc, hoặc khi trẻ đang ngủ thì liên tục giật mình, tỉnh dậy, khóc thét.
[mecloud]bJgaUD7oga[/mecloud]

Dưới đây xin giới thiệu cụ thể các món ăn thuốc có tác dụng chữa trẻ em khóc dạ đề', tùy theo mà lựa chọn sao cho thích hợp, hiệu quả.

Mã thầy: Mã thầy 250g, đường trắng vừa đủ. Mã thầy gọt vỏ giã nát, cho vào 2 bát nước khuấy đều bỏ đường vào đun chín bỏ bã, để nguội cho trẻ uống vào lúc khát trong ngày. Ăn như vậy vài ngày.

Cháo can khương: Can khương 5g, gạo tẻ 30g, sữa 100ml, cho can khương và gạo vào nồi sau khi đã làm sạch, đổ nước vừa đủ nấu lửa to đến sôi, hạ lửa nhỏ để cho đến khi cháo nhừ thì cho sữa vào khuấy đều và đun lại sôi chốc lát là được. Cháo cho trẻ ăn cần chia ra 2 – 3 lần ăn trong ngày, cần ăn vài ba ngày liền.

Nước sắc xác con ve sầu: Thiền y (xác ve sầu) 7 con, đăng tâm 3g, bạc hà 3g, tất cả sắc lấy nước bỏ bã. Sau đó lấy 50ml nước thuốc sắc này, rồi vắt sữa mẹ vào cho trẻ ăn. Cần sử dụng 5 – 7 ngày.

Nước lá tía tô: Lấy 5g lá tía tô và 1g hoàng liên, sắc kỹ cùng 300ml nước gạn nước bỏ bã, hòa vào nước thuốc 30g đường trắng đánh tan, đun sôi trong 3 phút, sau cho trẻ uống thay nước hàng ngày.

Nước sơn tra, ý dĩ: Sơn tra 10g, ý dĩ 10g, cam thảo 3g, đường trắng 20g; sắc sơn tra, ý dĩ và cam thảo gạn lấy nước cho đường vào nước thuốc khuấy tan, đun sôi lại và cho trẻ uống 3 lần trong ngày, cần uống vài ngày.

Món cùi nhãn: Cùi nhãn 5g, táo nhân (sao) 5g, hạt sen 6g. Sắc lấy nước cho trẻ uống trước khi đi ngủ. Cần sử dụng một thời gian.

Nước toan táo nhân: Toan táo nhân 10g, đường trắng 30g. Cho toan táo nhân vào sắc lấy nước, cho đường vào khuấy tan đun sôi, chia 3 lần cho trẻ uống trong ngày.

Hạt sen, bách hợp: Hạt sen (bỏ vỏ và tâm sen) 6 – 7g, bách hợp 5g, đun 2 thứ thật nhừ thành bột, cho đường trắng vào là được. Ngày cho trẻ ăn 1 – 2 lần, ăn nóng. Cần ăn vài ngày.

Sữa 15ml, chu sa 0,3g: Nghiền nát chu sa thành bột mịn, hòa với sữa cho trẻ uống. Cần uống 3 – 5 ngày liền.

Ngoài ra, mẹ có thể chữa chứng khóc dạ để cho trẻ nhỏ bằng một số mẹo sau:

1. Nếu trẻ đang bú mẹ thì theo dõi chế độ ăn uống: Mẹ có thể để ý một số thực phẩm gây khó chịu cho bé như: rau họ cải (bắp cải, súp lơ), sô-cô-la, các thực phẩm gây dị ứng như sữa, đậu nành, lúa mạch, trứng, đậu phộng, cá. Không phải mẹ cần kiêng hết các loại thực phẩm này, chỉ cần để ý nếu mẹ ăn loại thực phẩm đó mà bé khóc nhiều thì rất có thể bé bị dị ứng hoặc không quen với loại thức ăn này. Mẹ có thể chuyển sang loại thực phẩm khác có thành phần dinh dưỡng tương tự để không bị thiếu chất khi nuôi con.

2. Nếu bé đang uống sữa công thức mẹ nên thử đổi loại sữa có công thức khác: Bé có thể chỉ uống được sữa mẹ. Một số loại sữa có thành phần protein sẽ gây dị ứng cho bé như protein trong sữa bò. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng cho việc sữa có thành phần ít gây dị ứng sẽ làm bé dễ chịu hơn.

3. Cân nhắc sử dụng men vi sinh theo tư vấn bác sĩ: Một số em bé giảm bớt những cơn khóc đêm khi được cho dùng men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé. Một số loại sữa đã có sẵn men vi sinh trong công thức.

4. Dùng thảo dược: Nghiên cứu cho thấy một số loại thảo dược như cây thì là giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ cần nhớ rằng, dù là cây cỏ nhưng chưa chắc tất cả các loại thảo mộc đều an toàn với bé. Vì vậy, mẹ cần thận trọng và tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng phương pháp này.

5. Massage cho bé: Mẹ không cần phải lo lắng về việc phải massage thế nào mới làm bé bớt khóc. Đơn giản là sợi dây liên kết mẹ và bé sẽ làm phần việc của nó. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân, bụng. Các mẹ còn có thể tranh thủ nhờ các ông bố massage cho mình trong lúc đó.

6. Tăng vận động cho bé: Một số bé sẽ được giải tỏa căng thẳng khi vận động nhiều hơn. Mẹ có thể tìm hiểu các hoạt động phù hợp với độ tuổi của bé, hoặc đơn giản là nhảy múa, lắc lư cùng bé, đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.

7. Ủ ấm: Bé sơ sinh dễ bị hạ thân nhiệt. Ủ ấm không chỉ làm bé cảm thấy dễ chịu mà còn giúp bé cảm thấy được an toàn. Tuy nhiên, khi thời tiết nóng nực, đây không phải là lựa chọn phù hợp.

8. Tạo âm thanh nền: Một tiếng động nhẹ nhẹ lặp đi lặp lại sẽ giúp trấn an khi bé cáu kỉnh. Đó có thể là tiếng tủ lạnh hoặc tiếng quạt đều đều…

9. Chơi nhạc êm dịu: các bé sẽ bớt khóc khi nghe các giai điệu êm dịu như các bài hát ru. Bé sơ sinh còn thích cả các âm thanh của thiên nhiên. Mẹ hãy thử nghiệm các loại âm thanh khác nhau để tìm ra sở thích của bé nhé.

10. Tạo áp lực lên bụng bé: một số bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được đặt nằm sấp và chà sát nhẹ lên lưng.

11. Tạo không khí êm dịu: Tắt bớt đèn, giảm bớt tiếng ồn xung quanh sẽ giúp bé thư giãn, bớt bị kích thích.

12. Không để bé phải tiếp xúc với khói thuốc lá. Đây có thể là yếu tố kích hoạt một cơn khóc dạ đề dai dẳng.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]caHYxTBKgY[/mecloud]