Nấm mốc xuất hiện trên bát đũa ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Những ngày này, ẩm ướt đã quay lại gây đảo lộn sinh hoạt của mọi người. Nhiều bà nội trợ đau đầu với căn bếp luôn ướt nhẹp cũng như bát đũa mọc ẩm mốc.
Chị Phương (Hà Nội) than ngắn thở dài về cảnh đũa vừa rửa xong, sáng sớm dậy đã bị mốc. Chị Phương cho hay do diện tích nhà khá chật chội nên không có chỗ phơi bát đũa. Cho nên mỗi khi thức dậy, chị Phương lại chật vật rửa lại bát đũa để gia đình sử dụng. Tuy nhiên, theo chị Phương, nhìn thấy vết mốc như vậy cũng không an tâm.
"Tôi sợ là sau khi rửa vẫn còn mầm mống của nấm mốc ở bên trong chiếc đũa và gây bệnh về sau. Tôi đã rửa sạch bằng chanh, chất tẩy rửa nhưng vẫn không khỏi lo lắng", chị Phương cho hay.
Nấm mốc mọc trên bát, đũa, thìa không phải là chuyện hiếm gặp. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, ẩm ướt như hiện nay. Do đó, các gia đình cần phải cảnh giác hơn. Điều đáng nói là nhiều người xem nấm mốc không độc hại nên dùng tay phủi sạch và dùng ngay. Đây là thói quen cần bỏ.
Rửa không kỹ gây nấm mốc?
Trao đổi với PV, PGS - TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học BK Hà Nội) cho hay vào những ngày trời nồm ẩm, khu vực bếp là nơi rất dễ có nấm, mốc, ẩm. Nguyên nhân xuất phát từ việc rửa chưa sạch sẽ. Cho nên các thức ăn thừa, còn dính lại trên bát, đũa, đĩa sẽ bị ôi thiu và nấm mốc hình thành.
"Với những đồ ăn bằng tre, gỗ rất dễ nấm mốc. Các dụng cụ bằng sắt, inox khó nấm mốc hơn. Tuy nhiên vẫn phải cảnh giác", PGS - TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Sở dĩ khi thức ăn còn bám lại trên bát đũa gây mốc là hoàn toàn dễ hiểu. Khi chúng ta để đồ ăn trong bát, đĩa qua 1-2 ngày sẽ sinh nấm mốc do thức ăn bị tác động với vi khuẩn trong môi trường. Do đó, việc để sót dính đồ ăn trên bát đũa sẽ làm cho các vi khuẩn có cơ hội phát triển. Quá trình rửa bát nên đảm bảo độ sạch, kỹ càng, không vội vàng. Nói về tác hại của nấm mốc, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay có nhiều chủng nấm khác nhau, có những chủng nấm không gây hại nhưng có chủng mốc gây hại cho cơ thể. Chúng có thể phát tác vào không khí đi vào đường thở gây bệnh ở phổi hoặc gây bệnh ở da. Khi có dấu hiệu nấm mốc ở bát đũa phải tiêu diệt ngay bằng cách rửa sạch để tránh cho chúng bám vào vật dụng khác cũng như quần áo.
Trong đó, yếu tố nấm mốc đáng lo nhất là Aflatoxin. Khi chúng phát triển đi vào thức ăn nếu không rửa kỹ. Đây là chất độc hại, nó đi vào đường tiêu hóa gây bệnh ở gan, chúng tích tụ lâu gây xơ gan, ung thư gan.
"Không ít người cho bát vào ngay trong tủ và đậy kín lại là sai lầm. Nước chưa sạch sẽ làm cho tủ bếp thêm ẩm ướt và gây nên tình trạng nấm mốc sinh sôi, phát triển nhiều hơn. Việc dùng khăn sạch lau cũng phải lưu ý dùng khăn khô ráo, không dùng khăn bị ẩm ướt", chuyên gia nói.
Với các gia đình có điều kiện có thể trang bị thêm máy sấy hoặc bếp phải tạo độ thoáng khí nhất là ở các vị trí cửa, bố trí hệ thống hút mùi. Giải pháp quan trọng nhất vẫn là nhà không ẩm ướt thì nấm mốc không có cơ hội phát triển. Dụng cụ dễ bị nấm mốc nhất là đũa bằng gỗ, cho nên phải phơi riêng rẽ không nên nhóm lại thành khối dễ cho nấm mốc lây lan giữa chúng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Không nên cho những người này ôm, hôn con trẻ tránh ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
- Gạo lứt không chỉ để no, mà còn cực tốt cho sức khỏe
- Đầu năm với những trò chơi vận động tốt nhất cho sức khỏe của bé
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua