Dòng sự kiện:

Nêm muối vào thức ăn dặm chính là… hại con

15:00 19/11/2015
Lo sợ con yêu thiếu chất nên nhiều bà mẹ đã bổ sung “quá tay” thực phẩm dinh dưỡng cho con, trong đó, có bổ sung muối. Nhưng đó là mối nguy hại nghiêm trọng.

 

 

 

 

 [mecloud]oP5nwjEsfv[/mecloud]

Các chuyên gia y tế hàng đầu về sức khỏe của trẻ sơ sinh khẳng định, không nên nêm nếm muối vào món ăn dặm cho bé sơ sinh.

Nếu lượng muối trong cơ thể trẻ sơ sinh mà dư thừa sẽ gây ra nhiều mối nguy hại lớn cho sức khỏe của bé:

Hại thận

Do trẻ còn nhỏ nên hệ thống các cơ quan trong cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện và thận là một trong những cơ quan yếu nhất của bé nên dễ bị tổn thương nhất. Thận của bé không chuyển hoá được hàm lượng muối quá lớn vào trong cơ thể và có thể ảnh hưởng tới não.

Hình thành thói quen xấu cho bé

Khi các mẹ nấu bột hay cháo thường cho thêm muối/ mắm vào trong đồ ăn cho bé. Điều này sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi bé lớn hơn. Hậu quả để lại bé dễ đối mặt với bệnh cao huyết áp, tim mạch.

Do vậy khi nấu cho bé, nếu các mẹ nếm cảm thấy vừa miệng thì bé ăn sẽ bị mặn, các mẹ nên nếm nhạt bé sẽ ăn phù hợp hơn không làm ảnh hưởng tới thận của bé.

Nguồn muối cân bằng cho bé

Đối với các bé sơ sinh, lượng muối khoáng có tự nhiên trong rau củ quả, sữa mẹ và sữa công thức mà bé hấp thụ là hoàn toàn đủ.

Nếu mẹ cảm thấy cần thiết, chỉ cần nêm thêm một vài hạt muối vào cháo ăn dặm cho bé (thường đó là trong trường hợp bé ăn bột gạo xay, còn nếu mẹ dùng bột ăn liền có gia vị sẵn cho trẻ thì không cần thêm bất kì gia vị nào khác).

Nhu cầu muối theo từng độ tuổi của bé:

- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

- Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

- Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

- Trẻ 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

- Trẻ 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

Cho muối vào cháo cho trẻ không hề tốt cho các mẹ vẫn nghĩ. Vì vậy, đối với trẻ ở lứa tuổi mới ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn nhạt, như vậy sẽ tránh được thói quen ăn mặn sau này, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch trong tương lai.

 

 

 

 

Một số lưu ý khác cho các mẹ khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ:

- Khi mẹ nếm bột/cháo của bé thấy vừa miệng mẹ có nghĩa là bột/cháo đó là mặn so với bé. Vì vậy, mẹ nêm lượng nước mắm vừa phải, ăn thấy hơi nhạt một chút là vừa cho bé.

- Nên cho bé ăn cả phần cái và phần nước trong bột/cháo mới cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Không nên chỉ ninh nhừ bột/cháo rồi gạn lấy phần nước cho bé uống.

- Có thể cho một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/cháo của bé thay thế cho nước mắm/muối. Vì phomai cũng có vị mặn. Nên cho phomai vào bát bột của bé sau khi cho dầu ăn. Như vậy, bát bột/cháo của bé cũng sẽ thơm, ngon, ngậy và không quá nhạt.

- Không nên dùng nước hầm xương nấu cháo cho trẻ. Mặc dù, nước hầm xương cũng chứa nhiều chất béo nhưng đó chỉ là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bị tiêu chảy.

 

 

 

 

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]Rf6QrB7Mhh[/mecloud]