Dòng sự kiện:

Nên đọc những điều này trước khi tắm cho trẻ vào mùa đông

22:29 03/12/2015
Khi tắm cho trẻ vào mùa đông, mẹ nên chuẩn bị khăn lau và quần áo trước để đề phòng bé bị cảm lạnh sau khi tắm.

 

 

 

 [mecloud]K1ipf1JP9m[/mecloud]

1. Tắm trong thời gian lý tưởng nhất

Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.

Mùa đông, không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng cần phải vệ sinh hàng ngày cho bé. Chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân.

Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé chạm nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé. Và mùa đông chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/ tuần là đủ.

2. Đặt sữa tắm, dầu gội ở trong tầm với của tay

Khăn tắm, sữa tắm, dầu gội đều phải đặt nơi thích hợp với tầm với của tay để vừa tắm cho trẻ vừa thuận tiện sử dụng. Tránh trường hợp muốn lấy lọ sữa tắm hay dầu gội mà bé cứ ngọ nguậy, mẹ không thể rời tay.

3. Tắm từ dưới lên trên

Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Mẹ hãy rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt.

Với bé nhỏ hơn 2 tuổi, hãy đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên. Hoặc tốt hơn hết là có hai người tắm, một người kì cọ, một người dội nước ấm liên tục vào người bé.

4. Bật máy sưởi hoặc đèn sưởi trước khi tắm


Bố mẹ nên bật máy sưởi hoặc đèn sưởi trước, chờ tới khi phòng tắm ấm lên mới đưa trẻ vào tắm, làm như vậy phòng tránh trẻ bị cảm lạnh, môi trường ấm áp cũng làm cho trẻ muốn cởi quần áo ra để tắm chứ không lười biếng.

5. Không để máy điều hòa nhiệt độ thổi vào người bé

Điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé có thể làm con bị khô da thậm chí bị bỏng.

Trước khi tắm, mẹ có thể hơ quần áo con qua quạt sưởi, sau đó ủ vào trong khăn để giữ hơi ấm cho quần áo. Tắm xong mặc vào bé sẽ không bị rung mình.

6. Không cởi hết quần áo với bé nhỏ

Với bé dưới 2 tuổi, mẹ không nên cởi hết áo quần một lượt. Mẹ chỉ nên “tắm đến đâu, cởi đến đấy”. Mẹ tắm sạch chỗ nào rồi thì dùng khăn bông quấn ngay để khô và giữ ấm ngay chỗ đấy cho bé. Khi mặc quần áo cho con mẹ cũng làm theo “mặc đến đâu bỏ khăn đến đấy”.

Mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn, quần áo, tất mũ của bé trước khi tắm. Lúc tắm không nên quá lâu. Khi bé ra khỏi nước cần lau khô và mặc quần áo vào thật nhanh nhé.

7. Chuẩn bị lượng nước nóng dư ra

Khi tắm cho trẻ vào mùa đông có thể chọn dùng bồn tắm hoặc chậu tắm chuyên dụng của trẻ để cơ thể trẻ chìm hẳn trong nước, trẻ sẽ không bị lạnh, ngâm mình trong nước ấm cũng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu toàn cơ thể trẻ, đồng thời ngăn chặn trẻ bị chân tay lạnh.

Bố mẹ cần lưu ý mùa đông nhiệt độ giảm thấp, nước ấm sẽ nhanh bị nguội, khi nước bớt ấm phải thêm nước ấm vào, khi thêm nước thì phải bế trẻ ra ngoài, không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước nóng tránh việc tổn thương da, gây bỏng cho trẻ. Có trẻ còn thích nghịch ngợm, ngâm mình trong nước ấm nên nguồn nước nóng luôn phải được dự sẵn đầy đủ.

8. Gội đầu và tắm riêng biệt

Khi tắm cho trẻ, bố mẹ cần tách riêng phần gội đầu và tắm. Khi gội đầu cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ nên dùng khăn tắm quấn quanh người trẻ hoặc không nên cởi bỏ quần áo, gội đầu xong cũng phải lấy khăn lau khô tóc và trùm đầu cho trẻ mới tắm phần cơ thể, như vậy trẻ sẽ không bị lạnh.

9. Khi tắm động tác phải nhanh

Động tác của bố mẹ khi tắm cho trẻ phải nhanh, tốt nhất tắm xong trước khi nước lạnh, cũng không nên cho trẻ nghịch trong nước lâu lười ra khỏi nước ấm. Trẻ ngâm trong nước quá lâu da dễ bị bong, tróc, từ đó làm da khô càng khô hơn. Bố mẹ cũng cố gắng tránh không cho trẻ trần truồng bên ngoài lâu, dễ bị cảm.

10. Nhiệt độ nước nóng không nên quá cao

Có người cảm thấy mùa động lạnh, nhiệt độ nước nên cao một chút, tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo nhiệt độ nước tắm cho trẻ không nên quá cao, nên khoảng từ 39-41 độ C là thích hợp nhất, cho trước lạnh vào trước sau đó mới hoà nước nóng điều chỉnh nhiệt độ, tốt nhất dùng nhiệt kế đo nhiệt độ là chuẩn xác nhất.

Nếu trong nhà không có nhiệt kế có thể dùng phần da ở khuỷu tay của người lớn kiểm tra, khuỷu tay chạm vào nước không nóng bỏng là được.

11. Bôi kem dưỡng da cho trẻ

Sau khi trẻ tắm xong, bố mẹ phải lau khô nước trên người trẻ, đặc biệt là những nơi da có nếp nhăn, dưới cổ, dưới nách, khuỷu tay, hang… Sau đó bôi kem dưỡng da chuyên dụng của trẻ lên toàn bộ cơ thể, trẻ bị Eczema thì không được bôi kem dưỡng da toàn thân vào chỗ vết thương mà phải bôi kem trị eczema chuyên dụng, sau đó mặc ngay quần áo cho trẻ để trẻ không bị lạnh.

12. Vệ sinh cả tai, mũi, miệng

Trong khi tắm bố mẹ cố gắng tránh để cho nước chảy vào trong miệng, mũi, tai của trẻ. Kiểm tra lỗ tai có dịch tiết ra hay không, nếu có nhẹ nhàng lấy bông tăm rửa sạch và mời bác sỹ đến kiểm tra cụ thể. Nếu trong lỗ mũi có vảy nấm ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ có thể dùng bông tăm thấm vào nước ấm nhẹ nhàng lau đi lau lại cho vẩy nến mềm ra, sau đó bóp nhẹ vào hai bên cánh mũi của trẻ, vẩy nến sẽ tự động đẩy ra ngoài.

13. Trẻ sơ sinh cần chăm sóc cẩn thận dây rốn

Nếu là trẻ sơ sinh mới chào đời, bố mẹ còn cần chăm sóc tốt dây rốn. Thông thường dây rốn trẻ sơ sinh sẽ tự rụng sau 7-10 ngày, trước khi dây rốn rụng cần dùng loại cồn 75% rửa sạch phần gốc rốn, sau khi dây rốn rụng sẽ lưu lại một ít chất nhầy hoặc vết máu, bố mẹ cũng dùng cồn 75% để rửa sạch khử trùng cho tới lúc rốn khô là được.

14. Bố mẹ tắm trước, con tắm sau

Bố mẹ nên tắm trước rồi mới đến bé, vì khi bố mẹ tắm sẽ làm cho hơi nước ấm vẫn còn đọng lại trong phòng nên phòng sẽ ấm hơn. Nếu thời tiết lạnh quá, mẹ cũng thế thể cho vào nước tắm một ít dầu tràm để cho bé ấm hơn.

 Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]mMxgH6r4dn[/mecloud]