Dòng sự kiện:

Nghe các mẹ chia sẻ kinh nghiệm ghi nhớ lịch tiêm chủng cho con

22:11 13/10/2015
Việc tiêm phòng cho trẻ sau khi chào đời có ý nghĩa quan trọng đến sức khỏe của bé không chỉ những năm đầu đời mà còn rất nhiều năm sau này.

 

 

 

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần được ba mẹ thực hiện đầy đủ. Một số vắc-xin được tiêm thành nhiều mũi cách nhau một khoảng thời gian chính là để cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho bé. Việc tiêm phòng cho trẻ sẽ bảo vệ con bạn khỏi nhiều loại bệnh đã từng gây tử vong hoặc tàn tật cho hàng ngàn trẻ nhỏ.

Trên thực tế, có những mũi tiêm cho bé tại thời điểm này và cần phải tiêm mũi thứ 2 vào khoảng một, hai, ba năm sau. Ví dụ như tiêm vacxin phòng bệnh lao cho bé sơ sinh vào tuần đầu sau sinh và nhắc lại với mũi 2 vào bốn năm sau đó; tiêm phòng bệnh viêm gan B cho bé 12 tháng tuổi và sau 8 năm tiêm mũi nhắc lại;... Đó là lý do nhiều mẹ quên không tiêm chủng cho con khi tới định kỳ.

Việc mẹ quên không tiêm chủng ảnh hưởng rất lớn cho cuộc sống trong quá trình trưởng thành của con, thậm chí, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.

Nhiều mẹ thường tìm hiểu và ghi nhớ trong đầu, thậm chí lưu vào điện thoại lịch tiêm chủng bắt buộc cho con nhưng những cách làm này cũng dễ dàng quên ngay. Khả năng ghi nhớ của con người sẽ bị hao mòn theo năm tháng, điện thoại cũng có thể thay thế sau một thời gian sử dụng và ít có ai đó dùng một chiếc điện thoại sau... 8 năm hoặc không ai có thể đảm bảo chiếc điện thoại đó không hề bị hư hại gì sau nhiều năm sử dụng.

Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm về việc ghi nhớ lịch tiêm chủng cho con, các mẹ có thể tham khảo:

Mẹ Bi: Nhờ những người từng trải

Đó là ông bà ngoại, ông bà nội. Thông thường những người từng trải qua sẽ biết được tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ. Vì thế, nếu sợ quên, mẹ có thể nhờ ông bà hoặc người thân thiết nào đó nhớ lịch tiêm chủng tiếp theo cho bé để có thể nhắc mẹ. Nhớ là nhờ nhiều người để lời nhắc trở nên có giá trị.

Mẹ Tôm: Ghi lịch tiêm phòng của con ra giấy

Mẹ Tôm sợ quên nên đã ghi rõ từng mũi tiêm phòng phải tiêm cho con ra một tờ giấy rồi cất vào trong tập hồ sơ quan trọng. Cứ tới đầu tháng, mẹ sẽ mở tờ giấy ra một lần, nếu trong tháng đó có lịch tiêm phòng cho con, mẹ sẽ biết để chuẩn bị, còn nếu không, mỗi lần mở giấy là mỗi lần nhắc cho mẹ nhớ, con còn bao nhiêu mũi phải tiêm phòng nữa.

Mẹ Tép: Gửi thư có lời nhắc bằng email

Mẹ Sóc đã tìm hiểu và biết được rằng, thư điện tử - email, có một tiện ích rất hữu dụng đó là gửi thư có lời nhắc. Theo đó, đoạn thư mà mẹ chuẩn bị sẵn, cài ngày, cài giờ sẽ nhắc nhở mẹ làm công việc đó theo đúng thời gian mẹ đã yêu cầu.

Mẹ có thể tìm hiểu rồi đặt cho mình một lịch thư nhắc.

Mẹ Sóc: Dựa vào sổ tiêm phòng

Mẹ Sóc trang bị cho mình một cuốn sổ tiêm phòng, trong đó ghi đầy đủ các mũi tiêm mà con cần phải tiêm cho đến khi hết độ tuổi tiêm phòng. Thông thường, khi bé còn nhỏ, mỗi tháng trung bình Sóc đều phải tiêm một mũi tiêm chủng nên việc ghi nhớ với mẹ là không quá khó. Nhưng nhờ có sổ tiêm mà mẹ Sóc tập cho mình thói quen theo dõi lịch tiêm phòng của con.

Bên cạnh đó, việc chọn cho con một cơ sở y tế, một bệnh viện hay một trạm xá nhất định để tiêm chủng là điều rất cần thiết. Cứ mỗi lần đến lịch tiêm của bé, cơ sở đó có trách nhiệm gửi giấy thông báo cho mẹ trước 2 ngày để mẹ chuẩn bị cho bé đi tiêm. Như thế tránh được trường hợp mẹ quên lịch tiêm phòng của con.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích được các bà mẹ trẻ không quên lịch tiêm chủng cho con.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]A9zBS03s2U[/mecloud]