Dòng sự kiện:

Người mắc bệnh suy giáp hãy biết điều này, đừng chần chừ

08:02 02/04/2017
Những phương pháp điều trị tự nhiên này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh mà không cần phải đến bệnh viện.

Bạn có biết 12% dân số Mỹ có khả năng gặp vấn đề về suy giáp trong suốt cuộc đời? Nếu đã từng có dấu hiệu mắc căn bệnh này, chẳng hạn như quá trình chuyển hóa chậm chạp, mệt mỏi hoặc tăng cân thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán bệnh ngay lập tức. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vì phương pháp điều trị chính thống hết sức khắc nghiệt nên dường như đây không phải là lựa chọn mà ai cũng hào hứng. 

Ảnh: Internet

Rất may là luôn có những cách điều trị khác phù hợp với bạn, bao gồm bổ sung một vài phương pháp trị liệu tự nhiên và thay đổi lối sống. 

1.    Hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa hơn 

Ăn các loại trái cây giống cam quýt và các loại rau có lá màu xanh đậm để bổ sung vitamin C, bí đỏ để bổ sung kẽm và các loại hạt để bổ sung chất béo omega 3 nhằm ngăn chặn tình trạng mệt mỏi có liên quan tới bệnh cường giáp trạng. 

Nếu đã bị suy giáp thì ngoài việc ăn nhiều các loại thực phẩm này, bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn cân bằng đảm bảo đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng – đặc biệt là các chất chống oxy hóa. Tập trung vào việc hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua ăn uống điều độ sẽ giúp cơ thể giải tỏa stress tốt hơn và tránh mệt mỏi. 

Suy giáp cũng liên quan tới hiện tượng thiếu hụt một số loại chất khoáng như kẽm, selenium và i ốt (iodine). Do vậy, bổ sung hạt bí đỏ, hạt quả hạch Brazil và tảo bẹ rất tốt cho cơ thể. 

2.    Chế biến món ăn với dầu dừa 

Nấu ăn với dầu dừa hoặc trộn dầu dừa với sữa để uống sẽ thúc đẩy hoạt động chuyển hóa và các chất chống oxy hóa trong cơ thể. 

Ảnh: Internet

Dầu dừa cũng là phương pháp trị liệu thay thế rất được yêu thích. Dầu được làm từ các axit béo chuỗi trung bình có thể giúp giảm cân và tăng cường quá trình trao đổi chất – vấn đề mà rất nhiều người bị suy giáp gặp phải. 

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng các vitamin có khả năng chống oxy hóa cao hơn khi chế biến món ăn với dầu dừa thay vì chỉ sử dụng dầu dừa thô đấy. 

3.    Sử dụng giấm táo 

Nếu bệnh suy giáp khiến bạn giảm cân thì hãy uống hai thìa giấm táo được pha với nước ấm mỗi ngày. 

Giấm táo cũng có thể giúp thanh lọc cơ thể và phục hồi sự cân bằng alkaline cũng như giúp ổn định lượng hormone trong cơ thể. 

Ảnh: Internet

Thêm nữa, sau một vài ngày sử dụng giấm táo, bạn cũng sẽ nhận thấy một sự thay đổi tích cực của hoạt động chuyển hóa. Đây là lý do tại sao nhiều nghiên cứu phát hiện thấy tiêu thụ một lượng đều đặn hỗn hợp nước ấm – giấm táo mỗi ngày có thể giúp giảm cân và giảm triglyceride – một loại chất béo trung hòa có thể làm tăng mỡ máu. 

4.    Tránh ăn gluten 

Nếu bị rối loạn tuyến giáp trạng tự đề kháng (autoimmune thyroid disorder) thì cần dừng lại việc tiêu thụ các chất bột giàu gluten, chẳng hạn như lúa mì, yến mạch và lúa mạch. 

Gluten có trong các loại thực phẩm này được biết đến với nguy cơ gây căng thẳng, sưng viêm và bệnh Celiac – một loại bệnh têu hóa gây tổn thương ruột non và cản trở quá trình tiêu thụ các chất dinh dưỡng khác. Celiac cũng là căn bệnh rất phổ biến ở những người bị rối loạn tuyến giáp trạng tự đề kháng. 

5.    Ăn tinh bột nguyên hạt 

Ảnh: Internet

Ăn tinh bột nguyên hạt như gạo nâu, gạo lứt hoặc hạt quinoa để bổ sung vitamin B cho cơ thể. Việc thiếu hụt chúng đều làm tăng nguy cơ bị suy giáp. 

Bổ sung đủ tất cả các loại vitamin B cần thiết sẽ giúp tuyến giáp được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. 

6.    Tăng lượng i-ốt cho mỗi bữa ăn 

Bổ sung rong biển hoặc tảo bẹ hoặc nếu không có hai loại thực phẩm này thì bạn cũng có thể thay bằng muối i-ốt. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều mà cần ăn lượng vừa đủ. 

Cơ thể cần i-ốt để sản xuất ra hormone tuyến giáp. Điều này dẫn đến một sự thiếu hụt muối i-ốt sẽ khiến cho tuyến giáp hoạt động không đúng quy trình. Lúc này, tuyến giáp có thể phình to ra hoặc rơi vào tình trạng suy giáp. 

Ngoài các loại thực phẩm trên, bạn cũng có thể sử dụng các nguồn thay thế như trứng, thịt hoặc sữa. 

7.    Ăn gừng để làm ấm cơ thể 

Ảnh: Internet

Uống một tách trà gừng hoặc thêm nó vào bữa ăn cũng là cách điều trị giúp bình thường hóa hoạt động của tuyến giáp. 

Gừng là một chất chống viêm tự nhiên, giàu magie, kali và kẽm, giúp cải thiện chức năng tuyến giáp. Bạn có thể thêm gừng vào đồ chế biến, làm canh gừng hoặc uống gừng với mật ong đều được.

8.    Tập luyện dưới ánh nắng Mặt Trời 

Tập luyện dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Nhờ đó, hoạt động trao đổi chất được thúc đẩy hơn và cơ thể cũng tạo ra nhiều vitamin D hơn để cải thiện hoạt động miễn dịch.

9.    Thử biện pháp trị liệu thư giãn 

Luyện tập yoga, thiền, trị liệu thư giãn hoặc ujjayi pranayama – một kỹ thuật thở đặc biệt giúp giảm căng thẳng và hồi phục tuyến giáp. 

Bệnh suy giáp có thể kéo theo lượng hormone cortisol tăng trong cơ thể, khiến bạn bị căng thẳng nghiêm trọng. Lúc này, kiên trì tập thiền, yoga và các phương pháp trị liệu thư giãn sẽ giúp giảm lo lắng, căng thẳng thần kinh và kìm hãm sự tiến triển của bệnh. 

10.    Áp dụng phương pháp Ayurvedic

Ayurvedic là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất và tránh các rủi ro ngoài ý muốn thì bạn nên đến gặp chuyên gia về Ayurvedic để được tư vấn kỹ lưỡng. 

Ảnh: Internet

Ayurvedic có nhiều kỹ thuật đơn giản, có thể sử dụng dưới dạng biện pháp bổ sung hoặc massage cơ thể bằng lá thầu dầu. Lá thầu dầu có thể giúp chữa bệnh gút – một triệu chứng phổ biến ở những người bị suy giáp. Ngoài ra, một loại dầu có tên amrutadi taila được chiết xuất từ lá này cũng có tác dụng giải tỏa stress.

Một cách chữa bệnh khác đó là ashwagandha – sâm Ấn Độ. Nhiều nghiên cứu trên các loài động vật cho thấy loại thảo dược này giúp kích thích hoạt động tuyến giáp và giảm chứng suy giáp. Guggul và brahmi (Rau dắng biến) cũng là hai loại thảo dược hữu ích. Trong khi guggul giúp tăng sự tập trung của hormone triiodothyronin thì brahmi giúp cải thiện lượng hormone thyroxin trong cơ thể. 

Theo Gia đình Việt Nam