Cha mẹ gốc châu Á ở Mỹ luôn giáo dục con cái một cách nghiêm túc |
Thành công nhờ yếu tố xã hội và văn hóa hơn là yếu tố về sắc tộc
Vì thế khi Amy Hsin và Yu Xie cố gắng giải thích lợi thế của trẻ em người Mỹ gốc Á so với người da trắng đã gợi lên hứng thú trong tôi. Hsin, giảng dạy tại Queens thuộc Trường đại học thành phố New York, và Xie đến từ Trường đại học Michigan, nhận thấy vị thế kinh tế xã hội và trí tuệ phong phú không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khoảng cách thứ hạng thành tích như nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghĩ.
Ngay cả những người mới di cư, họ không hề giàu có hoặc được các tổ chức xã hội ủng hộ thường học tốt hơn những học sinh được sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Và từ khi học mẫu giáo cho đến khi học phổ thông, học sinh gốc châu Á đạt điểm ngang với những học sinh da trắng khi làm bài kiểm tra chuẩn.
Theo Hsin và Xie khoảng cách thành tích giữa những sinh viên da trắng và sinh viên gốc Á do hai yếu tố quyết định. Hai yếu tố này liên quan tới xã hội và văn hóa hơn là yếu tố về sắc tộc.
Dữ liệu nghiên cứu về 5.200 học sinh người Mỹ gốc Á và học sinh da trắng từ khi học mẫu giáo tới khi học trường trung học cho thấy: học sinh người Mỹ gốc Á có khả năng tận dụng những lợi thế của những hệ thống hỗ trợ xã hội để biến nỗ lực thành thành công.
Trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, gia đình luôn là nguồn động viên con cái, là nguồn lực ủng hộ học tập của con cái, từ những lời động viên, khuyên nhủ con cái về trường học tốt nhất tới vật chất như: sách vở, video hay các trang wed học trực tuyến, để cố nhồi nhét kiến thức cho con cái sau giờ học tại trường.
Hsin cho hay: “Luận cứ của các “bà mẹ hổ” không hề đề cập tới những yếu tố xã hội và bắt buộc con cái phải củng cố và giữ vững niềm tin vào những giá trị đạo đức do lao động mà có”.
Ảnh hưởng từ “văn hóa làng xã”
Nói cách khác, đây chính là “văn hóa làng xã”. Hình thức nuôi dạy con cách này rõ ràng không đơn thuần là ganh đua thành tích mà thể hiện yếu tố xã hội rõ rệt như: yếu tố nhập cư. Theo Hsin, “Thế hệ trẻ người Mỹ gốc Á được cho là sắc sảo và học giỏi nhờ vào nỗ lực hơn là do khả năng thiên bẩm”. Đó là thành quả từ niềm tin vào thành công, vào nỗ lực trong học tập, công việc và cuộc sống, bạn càng nỗ lực, thành công càng lớn.
Khi học sinh được hỏi rằng: theo em những kỹ năng toán học được hình thành do thiên bẩm hay nỗ lực học hành? Hầu hết học sinh da trắng đều cho rằng, học giỏi toán là do thiên bẩm, trong khi học sinh Mỹ gốc Á lại trả lời rằng, kỹ năng toán học được hình thành khi học cùng với nỗ lực của bản thân.
Mặt trái
Tuy nhiên, lợi thế giúp những học sinh gốc Á có điểm học lực trung bình cao, cũng mang lại không ít mặt tiêu tực. Hsin nhận thấy, những học sinh Mỹ gốc Á có xu hướng gặp phải những vấn đề về tự nhận thức bản thân và thường có những mâu thuẫn với cha mẹ hơn những học sinh da trắng.
Áp lực từ cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con cái nếu như con cái thất bại, hoặc không cảm thấy thỏa mãn khi thành công.
Có thể hiểu rằng, phương pháp nuôi dạy con cái của những “bà mẹ hổ” là giúp con cái nhận thức được giá trị của thành công cũng như nỗ lực của bản thân khi đạt được thành công ấy. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến con cái bị "tự kỉ".
Nguồn: Gia đình Việt Nam