Những biến chứng thường gặp ở bệnh quai bị bạn không nên chủ quan
Quai bị do virus họ Myxovirus gây nên. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ thấp hơn. Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi đồng 2), mùa đông đến là thời điểm virus quai bị dễ tấn công.
Dấu hiệu nhận biết quai bị
Bệnh quai bị khởi đầu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Khi virus quai bị vào cơ thể đến lúc có triệu chứng lâm sàng đầu tiên, thời gian kéo dài khoảng ba tuần. Đây cũng chính là giai đoạn ủ bệnh.
Sau thời kỳ này, trẻ có thể sốt cao đột ngột 39-40 độ C kèm đau đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, khó chịu, sợ gió, đau họng, đau góc hàm, khó nhai... Với các triệu chứng này, cha mẹ dễ nhầm với một số bệnh khác như viêm họng, xoang, phế quản cấp tính.
Đau họng, đau góc hàm là những biểu hiện của quai bị.
Khi trẻ sốt cao kéo dài từ 3-4 ngày, tuyến nước bọt sưng to, một hoặc vài ngày sau sẽ lan sang bên còn lại gây đau khi nuốt.
Da vùng tương ứng với tuyến nước bọt căng, đau, bóng nhưng không đỏ. Vị trí đau thường ở góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới làm cho nhai khó, nuốt khó. Triệu chứng sốt kéo dài khoảng 10 ngày và khi hết sốt thì sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần.
Biến chứng của bệnh
Bệnh quai bị nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm tinh hoàn ở nam và viêm buồng trứng ở nữ. Biến chứng viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5-7 ngày, có thể thấy rõ qua biểu hiện sưng to, đau ở khu vực này. Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề căng, bóng, đỏ rõ rệt.
Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3-5 ngày thì hết sốt, tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3-4 tuần lễ sau đó mới hết hẳn sưng, đau. Việc có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi vài tháng.
Thực tế, trẻ nhỏ bị vô sinh do quai bị rất hiếm. Nó xảy ra khi bị biến chứng viêm tinh hoàn cả hai bên mà không được điều trị dẫn đến teo tinh hoàn. Tuy nhiên, nếu teo một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, và chỉ cần điều trị kịp thời, đúng cách thì thường không thể dẫn đến vô sinh.
Trẻ bị quai bị có thể biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh.
Mặc dù tỷ lệ biến chứng thấp nhưng rất nguy hiểm, các bậc cha mẹ cần cảnh giác. Khi nghi ngờ bệnh quai bị cần đi khám ngay để được điều trị và tư vấn cụ thể.
Cách chăm sóc và điều trị bệnh quai bị
Quai bị hiện chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể, nằm nghỉ tuyệt đối khi tinh hoàn sưng.
Tăng cường sức khỏe bằng cách đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, mất chất điện giải. Nếu đau nhiều và sốt cao có thể dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau chứa paracetamol theo liều lượng hướng dẫn trên bao thuốc, đắp ấm vùng sưng. Trường hợp viêm tinh hoàn, mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.
Thông thường trẻ mắc bệnh quai bị có thể chăm sóc, theo dõi ở nhà. Tuy nhiên, nếu xảy ra các hiện tượng sưng to bộ phận sinh dục, nhức đầu, ói mửa, sốt cao thì cần nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện.
Quai bị lây trực tiếp bằng đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Vì thế, tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể dùng vắc-xin Trimovax hay MMR để tạo miễn dịch chủ động.
Quai bị lây trực tiếp qua đường hô hấp.
Vắc-xin được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và nhắc lại sau 4-12 tuổi. Vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Trường hợp này phải tiêm 3 lần, lần thứ nhất lúc 9 tháng, lần thứ hai cách mũi thứ nhất là sáu tháng và lần thứ ba sau 4-12 tuổi.
Vắc-xin này không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia xạ…
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- WHO: Vaccine sởi, quai bị, rubella không liên quan đến chứng tự kỷ
- Bài thuốc uống dân gian chữa quai bị đơn giản nhất
- Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống bệnh quai bị
- Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ
- Nhận biết triệu chứng bệnh quai bị để điều trị kịp thời
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua