Những điểm "chạm" trên cơ thể giúp bé ngủ ngon ngay lập tức
Không phải bà mẹ nào cũng áp dụng 3 điểm chạm “thần thánh” trên để giúp bé ngủ ngon nhưng chưa thử thì sao biết trước được kết quả. Sau khi sinh, nếu bé nhà bạn đang khó ngủ hoặc khi ngủ đòi mẹ phải bế ẵm, hát ru hàng giờ, thử áp dụng xem nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh thường khó ngủ?
Một số nguyên nhân phổ biến thường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà mẹ có thể nhanh chóng xác định bao gồm:
- Phòng ngủ ồn ào và quá nhiều ánh sáng khiến trẻ sơ sinh hay giật mình tỉnh giấc và khó ngủ.
- Một số gia đình khi trẻ vừa về nhà, bạn bè, người thân đã đến thăm nhiều và nói lớn tiếng khiến bé khó chịu.
- Phòng ngủ kín, ẩm thấp, không thoáng mát. Thậm chí một số gia đình vẫn giữ thói quen nằm than hoặc nướng bồ kết có thể khiến bé khó thở và không ngủ được.
- Trẻ bị ướt mông do tè ướt tã, tràn tã.
- Một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ bẩm sinh khi mới chào đời. Tình trạng này sẽ được khắc phục từ từ khi mẹ tập thói quen ngủ cho trẻ.
- Thiếu canxi, kẽm cũng gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, bứt rứt, khó chịu.
- Ngoài ra, sức khỏe của bé không tốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ ít ngủ như: Bú kém, mệt mỏi, thở khò khè, sốt…
3 điểm “chạm” giúp bé ngủ ngay lập tức
Khi giải quyết các nguyên nhân trên mà trẻ sơ sinh vẫn khó ngủ hoặc đòi mẹ hát ru liên tục thì mẹ có thể thử “chạm” nhẹ vào ba điểm: Bàn chân, vùng bụng, trán và lông mày. Phương pháp này hiện khá hiệu nghiệm và được nhiều bà mẹ áp dụng thành công.
Vuốt nhẹ lòng bàn chân: Chuẩn bị tới giờ bé ngủ, gác lại mọi công việc, mẹ dành thời gian thủ thỉ, kể chuyện bé nghe để bé cảm thấy thư giãn. Sau đó từ từ dùng ngón tay cái để vuốt nhẹ bàn chân của bé từ dưới lên trên, từ gót chân đến ngón chân. Tiếp tục dùng ngón tay cái xoay thành vòng tròn trên mắt cá chân bé thuận chiều kim đồng hồ để giúp tăng cường lưu thông máu cho bé.
Nhẹ nhàng với vùng bụng: Khi cơ thể bé thoải mái hơn và bé làm quen dần với sự vuốt ve, mẹ chuyển dần từ vùng chân đến vùng bụng. Mẹ dùng cả hai ngón tay cái, nhẹ nhàng xoa bóp từ rốn lên phía trên, rồi lại lộn xuống dưới
Xoa xoa vùng trán: Trán và lông mày là bước cuối cùng. Mẹ nhẹ nhàng dùng ngón tay cái để xoa xoa quanh vùng mắt, đi xuống mũi, đến 2 bên má, tai, môi trên, môi dưới. Sau đó, mẹ dùng ngón tay cái xoay thành những vòng tròn nhỏ theo chiều kim đồng hồ những xung quanh hàm và đằng sau tai bé.
Chỉ cần vuốt ve nhè nhẹ thì tới bước thứ 3 là bé đã chìm dần vào giấc ngủ ngon với những giấc mơ rồi. Những động tác này viết thì dài nhưng thực hành quen thì đơn giản, chỉ tốn khoảng 5 phút thôi mẹ nhé!
26 cách giúp bé ngủ ngon hơn
- - Hạn chế nhìn vào mắt bé
- - Tắm cho bé
- - Cho bé ngủ chung
- - Tập cho bé uống sữa trước khi đi ngủ
- - Dọn “chuồng” cho bé ngủ
- - Diệu pháp hương thơm
- - Xử lý “anh” trào ngược dạ dày thực quản
- - Vỗ về
- - Giờ “vàng” cho bé
- - Cho bé mặc đồ ngủ
- - Nhiệt độ phòng thích hợp
- - Tắt đèn
- - Mát-xa
- - Cho bé ngủ trưa
- - Mặc bỉm loại ban đêm cho bé
- - Ngậm núm vú giả
- - Cẩn thận và cẩn thận
- - Lên thời khóa biểu cho bé
- - Quấn khăn/chăn cho bé
- - Kể chuyện cho bé nghe
- - Xác định khi nào bé buồn ngủ
- - Giọng nói của mẹ
- - Khái niệm “tiếng ồn vô hại”
- - Âu yếm bé
- - Hát ru
- - Cả nhà im lặng
- 8 căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần lưu ý
- Trẻ sơ sinh hay giật mình - Khi nào mẹ cần lo?
- Trẻ sơ sinh khóc đêm là bình thường hay bất thường?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua