Dòng sự kiện:

Những điều chưa biết của mẹ bầu khi sinh lần đầu

22:28 22/07/2015
Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời nhất và đáng sợ nhất của phụ nữ. Nhất là khi đây là lần đầu của bạn cần đòi hỏi các mẹ phải có kiến thức hiểu biết toàn diện về sinh nở.

 

 

 

Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời nhất và đáng sợ nhất của phụ nữ. Nhất là khi đây là lần đầu của bạn cần đòi hỏi các mẹ phải có kiến thức hiểu biết toàn diện về sinh nở.

Thồn thường, ngay từ khi biết mình mang thai, các bà bầu luôn đực chia sẻ thông tin từ người mẹ, cô, dì, chị em của mình về kinh nghiệm sinh đẻ của họ. Các “học đẻ truyền miệng” ở Việt Nam là rất phổ biến.Vậy thông tin nào là đúng nhất? Có những thứ không ai nói với bạn về sinh con thì bạn sẽ biết ở đâu? 


Theo thống kê, chỉ có 5% phụ nữ sinh con đúng ngày dự sinh. Vì vậy, đừng quá ngạc nhiên khi bạn không sinh đúng lịch dự kiến. Dưới đây chia sẻ mà các mẹ bầu thường gặp nhất khi sinh nở lần đầu.

Tràn nước ối không có nghĩa phải nhập viện khẩn cấp

Nhiều bà mẹ sinh con lần đầu, cứ thấy dấu hiệu lạ lại đòi nhập viện. Cảm giác sợ hãi sự an toàn của hai mẹ con cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên vỡ ối chỉ là hiện tượng thông thường ở giai đoạn chuẩn bị  “vượt cạn” của mẹ bầu thôi. Nên không cần hoảng sợ, hãy sắp xếp đồ đạc, tắm rửa sạch sẽ, gọi điện cho chồng đưa đi nhập viện nhé.

Nước ối không tuôn “ào ào” liên tục
Trong phim ảnh, cứ mỗi khi có người phụ nữ nào đó sinh em bé thì nước ối của họ luôn tràn ra bát ngờ và chảy cả xuống dưới chân. Thực tế không phải vậy, các mẹ nên biết rằng nước ối sẽ rỉ rả lắt nhát không kiểm soát được, chứ không “ra liền một lúc” và có thể kiểm soát như lúc các mẹ đi tiểu.

 N
ước i không chy hết trong mt ln


Nước ối sẽ không tràn ra liền một lần khi mẹ sinh con, mà nó sẽ ra nhỏ giọt hoặc ra nhiều nếu được bấm ối. Nước ối là một lớp chất lỏng trong túi ối bao quanh em bé và giữ an toàn cho bé khỏi những va chạm. Nếu ối cạn hoặc chảy hết ra ngoài thì thành tử cung co thắt chặt lấy bào thai khiến thai nhi dễ bị ngạt trong tử cung. Do đó nếu thấy vỡ ối, mẹ nên báo cho bác sĩ gấp.

 Khi các m có du hiu sinh mà không b vi, cũng hãy gi bác sĩ

Sẽ có mẹ có dấu hiệu sinh nhưng mãi chưa vỡ ối. Việc vỡ ối trễ sẽ cản trở việc chuyển dạ. Lúc này các bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ giống như cái móc dài để xử lý vấn đề này giúp các mẹ; thủ thuật đó gọi là “bấm ối”. Các mẹ nhà mình sẽ chẳng thoải mái với điều này đâu, nhưng đó là cách để thúc đẩy quá trình chào đời của bé được nhanh hơn.

 Nước i ca các m có th v trước vài gi, thm chí vài ngày trước khi các đt co tht t cung bt đu

Khi nước ối đã có dấu hiệu tràn ra, các mẹ đừng nên hoạt động nhiều hay “yêu” ông xã nhé. Bởi vì sau khi vỡ ối thì cả mẹ và con đều dễ bị nhiễm trùng, nên đây không phải là thời điểm an toàn để “yêu” (thực tế là lúc này chẳng ai còn tâm trí đâu mà yêu). Khi màng ối bị vỡ và nước ối chảy ra, em bé sẽ không còn được bao bọc bảo vệ bằng nước ối nữa, do đó bé sẽ rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Đó chính là lý do mẹ cần nhập viện để kiểm tra và chăm sóc khi có dấu hiệu vỡ ối.

 

Hin tượng co tht chuyn d li là điu kinh khng nht

Việc rặn sinh em bé có vẻ như thường khiến các mẹ sợ nhất vì cho là nó vô cùng đau đớn,; thực tế thì không phải thế, các cơn co thắt tử cung mới khiến các mẹ đau đớn nhất. Ban đầu sẽ giống như những cơn đau bụng bình thường khi các mẹ ở những ngày “đèn đỏ” nhưng cơn đau sẽ tăng lên nhanh chóng sau đó và hướng xuống phần dưới bụng nhiều hơn. Đau như cơ thể bị vặn xoắn và xé ra làm đôi ấy ạ!

M có th s được gây tê màng cng

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp sinh không đau, mẹ sẽ được làm thủ thuật này nếu đăng ký dịch vụ sinh không đau ngay từ đầu. Các mẹ đừng lo về việc bị đau lúc tiêm, thực ra các các mẹ chỉ cảm thấy hơi tê tê và hoàn toàn không có cảm giác có một mũi kim dài tiêm vào phần cột sống sau lưng đâu. Chỉ vài phút sau khi thuốc ngấm, chúng ta sẽ có cảm giác tê và hết ngay các cơn đau chuyển dạ.

Có v như m s cm thy mun đi v sinh

Đúng như vậy đấy lúc bắt đầu rặn sinh em bé, các mẹ sẽ cảm thấy cảm giác như mình muốn “đi nặng” và cần phải vào nhà vệ sinh ngay lập tức. Đây là điều bình thường thôi bởi vì lúc này em bé cũng đang thúc sâu xuống xương chậu, chèn ép các cơ quan nội tạng khiến mẹ muốn “đi nặng”. Các bác sĩ đỡ đẻ cũng gặp trường hợp này hoài nên mẹ không việc gì phải ngượng nhé!



Bác sĩ riêng ca các m không hn s là người đ đ cho các m đâu

Mọi người đều mong muốn con mình được đỡ đẻ bởi chính bác sĩ riêng của mình, hoặc chí ít cũng là bác sĩ khám thai suốt 9 tháng thai kỳ; nhưng sự thật là không phải lúc nào các mẹ cũng có thế được toại nguyện. Bởi vì các bác sĩ có thể không đến kịp, đi công tác, hoặc có vô vàn lý do khác để không đỡ đẻ cho bạn dù bạn đã đăng ký trước. Nhưng dù sao các mẹ vẫn có thể nhờ bác sĩ trực đỡ đẻ cho mình, đấy là một việc hết sức bình thường.

 M s được thc hin mt cuc tiu phu trong lúc sinh

Cuộc tiểu phẫu này còn được gọi là rạch tầng sinh môn, nó chỉ là một vết rạch nhỏ để hỗ trợ các mẹ có thể sinh thường an toàn. Sau khi bé chào đời, các mẹ sẽ được khâu tầng sinh môn ngay lập tức với sự giúp sức của thuốc tê. Các mẹ sẽ phải chăm sóc cẩn vết thương nhỏ này thật cẩn thận trong những ngày sau sinh, thường thì vết thương sẽ lành sau khoảng 10 ngày hoặc hơn.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin