Dòng sự kiện:

Những điều mẹ nào cũng phải biết khi đóng bỉm cho con

21:48 02/11/2015
Lần đầu làm mẹ, các vấn đề về thay bỉm cho trẻ sơ sinh sẽ khiến nhiều người phụ nữ lung túng.

 

 

 

[mecloud]quiWpNGFpT[/mecloud]

Vì thế, nếu muốn đón nhận sự hạnh phúc trọn vẹn từ thiên thần nhỏ, mẹ hãy học hỏi thật kĩ từ bước đầu tiên và đơn giản nhất là đóng bỉm cho bé nhé.

Khi nào bé cần thay bỉm?

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay.

Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy thay cho bỉm. Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm.

Cần làm những gì khi thay bỉm?

Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh “vùng kín” cho bé:

Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

Nếu bé đi tiểu tiện, mẹ chỉ cần giấy vệ sinh mềm lau cho bé là được.

Sau khi làm bước vệ sinh vùng kín cho bé xong, mẹ có thể dùng tã vải hoặc bỉm để đóng cho bé. Nếu ở nhà, bạn nên dùng tã vải sẽ tốt hơn cho bé. Còn nếu phải đưa bé đi ra khỏi nhà, đi đâu đó xa thì mẹ đóng bỉm cho bé là được.

Làm gì để phòng ngừa hăm da cho bé?

Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Bé trai và bé gái có khác nhau. Bố mẹ nên biết rằng ngay giữa lúc thay bỉm có thể bé sẽ quyết định “cho ra nốt những gì còn sót lại”. Bởi thế, nếu không muốn phải đi thay quần áo, bố mẹ nên đưa nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem, phòng khi bé “vọt cầu vồng”.

Loại bỉm giúp bé sơ sinh thoải mái?


- Chọn loại bỉm có đáy dạng vải, không quá dày nhất là ở phần đùi để bé luôn cảm thấy thoải mái.

- Chọn kích thước phù hợp với tuổi bé để bỉm không hằn lên bụng và đùi bé.

- Các loại bỉm hiện nay đều có phần dán rất chặt nên các mẹ không cần dùng kim băng để cài bỉm cho bé bởi rất có thế nó sẽ bật ra và khiến bé bị đau.

Đóng bỉm có gây vô sinh ở bé trai?

Giữa nhiều bậc cha mẹ đã phải có những lúc bất đồng quan điểm bởi có người cho rằng ban đêm hoặc lúc nào không cần thiết thì không nên đóng bỉm cho bé trai vì đóng bỉm nhiều có thể sau này bé dễ bị vô sinh. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng, việc đóng bỉm không hề ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản miễn là không lạm dụng và vệ sinh vùng kín sạch sẽ cho bé.

Bàn về vấn đề này, bác sỹ Tô Minh Hương, Phó giám đốc BV Phụ sản HN khẳng định: chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng đóng bỉm có thể gây vô sinh ở trẻ em nam. Bởi vì, khi ở tuổi sử dụng bỉm, bộ phận sinh dục của trẻ chưa phát triển nên không có tinh trùng.

Các bé trai chỉ có tinh trùng khi ở tuổi dậy thì (13 – 14 tuổi). Trước tuổi dậy thì, các tinh trùng ở dạng non vì chưa được hooc môn testosterone kích thích phát triển. Sự sinh sản ra tinh trùng bắt đầu ở tuổi 12, nhưng tinh trùng trưởng thành phải đến 13 – 14 tuổi mới có. Do vậy, khi các bé đóng bỉm đến 2 tuổi, vẫn không ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản của bé sau này. Vì lúc này, bộ phận sinh dục của bé chỉ có chức năng vệ sinh, chưa có khả năng sản xuất tinh trùng.

Tuy vậy, các bác sỹ cũng khuyến cáo bố mẹ không nên quá lạm dụng cho con mặc bỉm. Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Nước tiểu tích tụ ở bỉm lâu không được thay thế sẽ có thể gây viêm nhiễm bàng quang. Và việc lựa chọn một loại bỉm có chất lượng tốt để dùng cho bé là cực kì quan trọng mà cha mẹ cần phải chú ý.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]EgnIgVXNH8[/mecloud]