Dòng sự kiện:

Những lý do mẹ không nên đội mũ chụp đầu cho bé sơ sinh

20:55 19/09/2016
Tại nhiều bệnh viện, gần đây việc đội mũ chụp đầu chỉ được áp dụng cho những trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Còn đối với các em bé khỏe mạnh bình thường, các bà mẹ được khuyến cáo không đội mũ chụp đầu cho con.

Từ xưa đến nay tiền lệ , dù mùa đông hay mùa hè trẻ sơ sinh cũng thường được đội mũ chụp đầu. Vì các bà mẹ cho rằng làm vậy để giữ ấm và bảo vệ thóp đầu cho trẻ. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc đội mũ chụp đầu cho trẻ là điều không cần thiết.

Tại nhiều bệnh viện, gần đây việc đội mũ chụp đầu chỉ được áp dụng cho những trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Còn đối với các em bé khỏe mạnh bình thường, các bà mẹ được khuyến cáo không đội mũ chụp đầu cho con. Ảnh minh họa

Tại nhiều bệnh viện, gần đây việc đội mũ chụp đầu chỉ được áp dụng cho những trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Còn đối với các em bé khỏe mạnh bình thường, các bà mẹ được khuyến cáo không đội mũ chụp đầu cho con với những lý do sau:

1. Tạo ra sự ngăn cách tình cảm mẫu tử

Khi sinh ra, trên cơ thể trẻ thường có một mùi rất kỳ lạ và đặc trưng. Theo các nghiên cứu thì mùi này mang một ý nghĩa khá quan trọng về mặt sinh học. Dường như chỉ có người mẹ mới có khả năng nhận biết ra mùi hương kỳ lạ này của em bé.

Đồng thời trẻ sơ sinh cũng có thể cảm nhận được hơi ấm và mùi cơ thể của mẹ khi được da-tiếp-da. Mùi được nhắc đến ở đây bắt nguồn từ một loại hormone có tên oxytocin được tiết ra từ tuyến yên vốn có vai trò thúc đẩy co thắt tử cung và kích thích tuyến sữa sau khi người mẹ sinh con.

Chính vì vậy, việc đội mũ cho trẻ sơ sinh sẽ làm cản trở sự cảm nhận da thịt này và tạo ra sự ngăn cách tình cảm mẫu tử. Nó có thể gián tiếp khiến trẻ cảm thấy sợ hãi hơn trong quá trình thích nghi với môi trường sống mới.

Vậy, thay vì hít ngửi mùi nước xả vải thơm trên mặt vải mũ chụp đầu của con, các mẹ hãy bỏ mũ của bé ra, ôm con để sưởi ấm đầu cho con bằng nhiệt lượng từ cơ thể mình và cảm nhận mùi cơ thể con rõ nét hơn.

2. Cản trở quá trình da-tiếp-da

Thay vì dùng mũ, các mẹ nên sử dụng phương pháp da-tiếp-da, hiệu quả và khoa học trong việc ủ ấm cho bé hơn rất nhiều.

Liên kết da-tiếp-da giữa mẹ và con giúp giảm đáng kể tình trạng giảm thân nhiệt ở trẻ trong vòng 6 tiếng đồng hồ sau sinh, hiệu quả hơn hẳn so với sử dụng lồng kính.  Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp da-tiếp-da, toàn bộ cơ thể em bé (bao gồm cả đầu) được tiếp xúc trực tiếp với làn da của mẹ, giúp sản sinh ra một loại hooc môn tên là oxytocin, còn gọi là “hooc môn tình yêu”, có tác dụng xua tan căng thẳng, mệt mỏi cũng như củng cố tình cảm mẹ con bền chặt. Hooc môn oxytocin còn giúp co bóp ống dẫn sữa, giúp mẹ cho con bú thuận tiện hơn.

3. Khiến trẻ khó chịu

Trẻ sơ sinh không hề thích đội mũ vì thân nhiệt của trẻ thường cao hơn bình thường. Chiếc mũ chụp đầu có thể làm tăng thân nhiệt của chúng, gây nóng, ngứa, toát mồ hôi và thậm chí là sốt cao, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực. Nếu cần giữ nhiệt cho con, mẹ chỉ cần ôm con là đủ. Hơn nữa, thân nhiệt trẻ có thể tự điều chỉnh toàn cơ thể để đầu trẻ không bị lạnh.

Lưu ý:

Việc tiếp xúc da giữa mẹ và trẻ sơ sinh là cách hiệu quả để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé và cải thiện lượng tiết sữa cho con bú tại thời điểm xuất viện. Tất nhiên, không phải mọi trường hợp các bà mẹ đều được gần con sau khi sinh xong. Trong những trường hợp trẻ sinh non phải ở trong lồng kính, thiết bị đó sẽ giúp làm ấm cơ thể trẻ như chính nhiệt độ cơ thể tiêu chuẩn.

Vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, mẹ cũng không cần phải sử dụng mũ chụp đầu cho con mình. Tóm lại, nếu bạn sinh con đủ cân và khỏe mạnh, bạn chỉ cần ôm con và để con ở phòng có nhiệt độ bình thường. Chiếc mũ chụp đầu là đồ vật không cần thiết, thậm chí là thủ phạm gây bất an cho con bạn.

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam