Dòng sự kiện:

Những món ăn gây nguy hiểm cho bé từ 1 - 3 tuổi

16:16 02/12/2015
Bé trên 1 tuổi là thời điểm ăn dặm được nhiều món ăn nhất nên bé sẵn sàng lao tới và cầm lấy mọi đồ ăn có trong mâm cơm gia đình. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, không phải món ăn nào cũng đều tốt cho bé.

 

 

 

 

 [mecloud]NxJiE0DvQI[/mecloud]

Những thực phẩm nguy hiểm cho bé từ 1 – 3 tuổi

Sữa ít béo

Hầu hết các bé 1-2 tuổi đều cần chất béo và kalo có trong sữa nguyên kem (whole milk) để phát triển. Khi bé 2 tuổi trở lên (không có vấn đề nào về tăng trưởng) thì bạn mới nên cho bé dùng sữa ít béo (lower-fat milk), nếu cần. Một số trường hợp, nếu bé có nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch thì bác sĩ có thể gợi ý cho bé dùng sữa ít béo trước tuổi lên 2.

Thức ăn dễ hóc nghẹn

Trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này, mẹ nên tránh cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây hóc nghẹn. Khi bé tập ăn dặm, bất cứ món ăn nào mẹ cũng nên chia nhỏ khoảng cỡ bằng hạt đậu. Với kích cỡ này, bé sẽ không bị mắc họng khi lỡ nuốt chửng.

Thêm một lưu ý nữa: Rau củ nhiều chất xơ nên chế biến thật mềm trước khi cho bé ăn.

Thức ăn cứng, nhỏ

Các loại bánh, kẹo, bắp rang, hoa quả sấy khô nên nằm ngoài thực đơn dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ rất dễ bị hóc khi ăn phải những thức ăn dạng này. Với bánh quy, nhiều mẹ chọn mua dạng mềm để bé tập ăn.

Tuy nhiên, mẹ nên giới hạn lượng thức ăn phụ này. Tập cho bé thói quen ăn đồ ngọt sẽ gây hại cho răng bé, hơn nữa còn có thể dẫn đến nguy cơ trẻ biếng ăn hoặc thừa cân vì nạp quá nhiều đường.

Các loại thạch


Thạch là món tráng miệng và ăn phụ khá ngon dành cho bé lứa tuổi 1-3. Tuy nhiên, nguy cơ gây hóc nghẹn từ món này là rất cao. Thay vào đó, cho bé ăn bánh flan, pudding mềm hoặc sữa chua vẫn tốt và an toàn hơn mẹ nhé.

Thực phẩm chế biến sẵn

Chứa chất bảo quản, lại không đảm bảo về mặt dinh dưỡng, nhiều phụ gia, hương liệu, thực phẩm chế biến sẵn không phải lựa chọn cho thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi. Trẻ ăn nhiều đồ ăn này có thể chịu ảnh hưởng không tốt về sức khỏe lẫn thể chất. Để chăm sóc con phát triển toàn diện nhất, mẹ nên chịu khó tự chế biến, nấu nướng phục vụ bữa ăn cho con yêu mẹ nhé.

Thức ăn mềm dính

Kẹo cao su, bơ đậu phộng… mẹ nên cẩn thận với loại thức ăn mềm dính dạng này. Kẹo cao su đương nhiên phải tránh xa, nhưng còn bơ đậu phộng, thay vì cho bé ăn cả miếng to gây khó nuốt, mẹ phết vào bánh mì hoặc hoa quả cho bé dễ ăn hơn.

Phòng hóc nghẹn cho bé

- Tránh cho bé ăn trên đường đi, ngồi trong xe đẩy, đi xe máy hoặc ô tô.

- Nếu mẹ đang dùng thuốc thoa giảm đau nướu cho bé mọc răng, bé có thể khó nuốt khi ăn vì lợi bị tê. Mẹ nên để ý nhé.

- Không khuyến khích bé vừa ăn vừa chạy, nhảy, chơi, xem tivi hoặc làm gì đó khiến bé mất tập trung ăn uống.

10 điều nên nhớ khi cho bé ăn

- Tuyệt đối không cho thêm đường vào bữa ăn của bé. Nếu đồ ăn làm sẵn có đường, thì đường không nên là 1 trong 3 thành phần nhiều nhất của món đó...

- Không cho bé uống đồ uống có cafein

- Natri trong đồ ăn của bé không nên vượt quá 120mg trên 100g cân nặng của bé.

- Nước ép trái cây không cần thiết. Cho bé ăn trái cây và uống nước lọc sẽ tốt hơn. Nước trái cây là nguồn vitamin tốt nhưng hạn chế là chúng có rất ít chất sơ và có nhiều năng lượng và làm cho bé chán ăn những đồ ăn khác.

- Không nên cho bé ăn khoai tây chiên đóng gói. Chúng thường có nhiều muối và chất béo, chỉ nên cho bé ăn vào tiệc tùng gì đó đặc biệt. Có nhiều loại khoai tây tốt cho sức khỏe hơn như khoai tây chiên tự làm tại nhà với dầu olive, vừa ngon vừa tốt cho bé.

- Trái cây thanh hoặc trái cây khô cán mỏng có nhiều đường. Những món hấp dẫn này có nhiều trái cây nhưng cũng có rất nhiều đường, ít chất sơ và dễ dính vào răng bé (dễ gây sâu răng). Do đó, ta nên tránh cho bé ăn những món này.

- Rửa trái cây và rau quả trước khi cho bé ăn để tránh các chất có hại

- Trông chừng bé khi ăn để giảm thiểu rủi ro bé bị ngẹn. Với bé mới biết đi, cha mẹ nên ngồi trông bé ăn bất kể đó là loại thức ăn nào.

- Bé kén ăn nên được cho ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe ngay cả khi bé liên tục từ chối thức ăn đó. Hãy thử lừa bé bằng cách bào, nghiền hay xay nhuyễn rau vào các loại thức ăn như bánh kem, bánh nướng, mỳ ống và lựa chọn những loại đồ ăn có sẵn rau bên trong như bánh bao rau, bánh cà rốt.

 

 

 

Thực đơn một ngày cho bé

Bữa sáng là một bữa quan trọng trong ngày của bé. Nếu bé đã được cho bú từ tối hôm trước hoặc uống no cả bình sữa, bé sẽ không muốn ăn sáng. Cách tốt nhất để tạo hứng thú cho bé dừng việc cho bé bú sữa vào giữa đêm. Ngũ cốc ăn kèm sữa, bánh mì nướng ăn kèm mứt và trái cây sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho mỗi buổi sáng của bé.

Bữa nhẹ giữa sáng có thể là một số món ăn vặt như trái cây tươi, phô mai và một ly nước. Một ly nước trái cây pha loãng mỗi ngày với tỷ lệ 1/3 hay ½ là đủ. Trái cây tươi là cách rất tốt để bổ sung chất sơ và vitamin.

Bữa trưa cho bé cần sớm một chút, khoảng 11-11 giờ 30 là lý tưởng. Ta nên cung cấp protein cho bé bằng thịt, trứng hoặc cá ăn cùng với rau và bánh mì. Một ly sữa, phô mai hoặc ya-ua hoặc các sản phẩm khác từ sữa sẽ cung cấp thêm can-xi cho bé.

Bữa chiều nên giống với bữa giữa buổi sáng cả về số lượng lẫn loại thức ăn, có thể là một miếng trái cây khác loại, phô mai hoặc bánh hoặc sa-lát rau cùng với một ly nước là lý tưởng cho bé.

Bữa tối cần có thịt hoặc cá, rau, đậu, gạo hoặc mì. Hãy cố cho bé ăn trước khi bé mệt mỏi và ngay khi bé cảm thấy đói. Cho bé uống một ly sữa sau bữa tối nếu thấy món này không ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé vào ngày mai. Ba hoặc bốn lần uống sữa hoặc sản phẩm từ sữa một ngày là đủ đối với bé. Bé từ 1-3 tuổi sẽ có đủ khoảng 500mg/ngày, theo tiêu chuẩn RDI (Recommended Daily Intake).

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip hot: [mecloud]PVM3FU2kzI[/mecloud]