Dòng sự kiện:

Những tác hại khủng khiếp khi để trẻ thức khuya

03:16 20/07/2016
Việc thức khuya là một thói quen xấu, không chỉ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người trưởng thành, nó còn tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Việc để trẻ thức khuya là thói quen của nhiều gia đình, nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ bận nhiều việc chưa thể đi ngủ sớm khiến trẻ phải thức theo. Vậy hãy xem những tác hại khủng khiếp khi để trẻ thức khuya như thế nào nhé!

Nguy cơ trẻ béo phì ở tuổi dậy thì do thức khuya

Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố của các nhà nghiên cứu đến từ Đại Học Y Ohio, Hoa Kỳ về tầm ảnh hưởng của thời gian ngủ tới nguy cơ béo phì ở trẻ khi dậy thì và trưởng thành, trẻ thức quá khuya có nguy cơ béo phì ở tuổi dậy thì.

Kết quả dựa trên cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu, khi họ chọn ra 977 trẻ khi sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh tại Hoa Kỳ trong năm 1991. 

Độ tuổi trung bình khi trẻ tham gia nghiên cứu là 4 – 5 tuổi. Họ chia các em thành 3 nhóm: Nhóm 1 đi ngủ trước 20 giờ, nhóm 2 từ 20 giờ đến 21 giờ và nhóm 3 là sau 21 giờ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đo chỉ số khối cơ thể (BMI) khi các em tròn 15 tuổi.

Kết quả cho thấy, ở nhóm đi ngủ trước 20 giờ, chỉ có 10% trong số đó bị béo phì. 16% là tỷ lệ bị béo phì ở nhóm đi ngủ từ 20 giờ đến 23 giờ. Cuối cùng, nhóm đi ngủ sau 21 giờ có tỷ lệ béo phì cao nhất, chiếm tới 23%.

Tinh thần uể oải hoặc cáu gắt nếu trẻ thức khuya

Trẻ thức quá khuya ảnh hưởng tới thời gian ngủ và chất lượng của giấc ngủ, do đó khiến trẻ luôn ở trong tâm trạng mệt mỏi, uể oải, khó tập trung học tập và trí nhớ giảm sút. Ngoài ra, trẻ cũng khó giữ bình tĩnh, dễ cáu gắt, không chơi ngoan, không chịu ăn vì do cơ thể mệt mỏi.

Trẻ thức khuya làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của trẻ

Khi trẻ ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ có đủ thời gian để phục hồi năng lượng dau những giờ học tập, vui chơi mệt mỏi. Nhờ thế trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Hơn nữa, loại hooc-môn tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 9 giờ đêm đến 2 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất. Trong trường hợp trẻ thức khuya, hooc-môn này không thể hoạt động hết công suất giúp bé cao lớn thêm được.

Trẻ ngủ muộn gây ảnh hưởng đến hành vi của trẻ

Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu tại Anh cho thấy, những trẻ thường đi ngủ sau 9h hay có nền tảng xã hội kém hơn. Ngoài ra, sự hiếu động thái quá, hạnh kiểm, các vấn đề với bạn cùng trang lứa và những khó khăn trong cảm xúc cũng là những vấn đề chịu ảnh hưởng của giấc ngủ của trẻ. 

Theo Gia đình Việt Nam