Dòng sự kiện:

Những thay đổi "vĩnh viễn" của cơ thể khi phụ nữ sinh con

23:17 23/10/2015
Thực tế là việc sinh con không chỉ tác động sâu sắc đến đời sống mà còn làm thay đổi vĩnh viễn cơ thể bạn.

 

 

Hình dáng


Sau khi sinh con, vòng eo của người mẹ trở nên to hơn so với hông. Đó là do các bắp cơ bụng bị kéo giãn ra.

Ngực


 Sau khi sinh con, bộ ngực của phụ nữ hoàn toàn biến đổi: nó quá nhỏ hoặc quá to so với kích cỡ ban đầu. Tại sao nó lại không phát triển một cách bình thường được nhỉ? Giá mà nó chỉ ở mức trung bình thôi thì phụ nữ có phải đỡ khổ không. Chúng ta sẽ không phải đau khổ với bộ ngực như quả bóng xì hơi hoặc như bị bỏ quên dưới ánh nắng mặt trời ba ngày liên tiếp mà không được bôi kem chống nắng.

Cho dù có chọn lựa được chiếc áo nâng đỡ ngực tốt, bạn vẫn không thể làm gì để ngăn đôi gò to căng và chảy xệ. Việc cho con bú bình cũng không hiệu quả vì vú vẫn căng cứng lên như thường. Tuy nhiên, một khi các tuyến vú không còn tiết sữa, chúng sẽ nhỏ lại.

 Núm vú

 Sau khi sinh con, nhiều mẹ miêu tả núm ti của mình như “hai hạt lạc trên đĩa”, “như hai cái ốc vít bắt lên tường”, “như hai cái nắp nồi”, “như hai cái nốt ruồi trên da” hoặc “như hai cái đĩa bay khổng lồ”. Nếu bạn từng nuôi con bằng sữa mẹ, có lẽ bạn đã mất hết cảm giác với hai núm vú của mình – vốn có rất nhiều dây thần kinh cảm giác và là “điểm nóng” của thời son rỗi.

Giảm trí nhớ


 Khả năng nhớ của bà mẹ mới sinh giảm so với trước khi có thai. Thực chất, hiện tượng này đã xảy ra từ lúc mang thai và càng lúc càng tăng cho đến sau khi sinh. Mệt nhọc không phải là lý do duy nhất gây ra tình trạng này. Người ta cho rằng chính sự thay đổi đáng kể của các hoóc môn đã ảnh hưởng tới não.

 Bàng quang

Việc nhịn đi tiểu tiện là điều không thể đối với phụ nữ đã sinh con. Họ không thể kiểm soát bàng quang của bản thân được nữa. Không thể kìm chế được “nỗi buồn”. Có lẽ chẳng ai hình dung nổi, sau khi làm mẹ, bạn sẽ không còn có thể hắt hơi, cười, hay ho mà không đề phòng sự cố rò rỉ nước tiểu. Bởi vì bàng quang không thể làm việc hiệu quả được nữa, bạn đã mất nhiều phần kiểm soát ở đó.

Tóc rụng nhiều

 Ngay cả những phụ nữ có mái tóc dày cũng hãy cẩn thận. Số tóc bạn bị rụng trong một vài tháng sau sinh! Nó rụng vô kể, rụng vô tội vạ, rụng đến mức độ dù tóc bạn khá dày bạn cũng phải giật mình lo lắng. Do kích thích tố nữ oestrogen gia tăng trong thai kỳ đã khiến cho các chân tóc luôn ở trạng thái nghỉ, chu kỳ mọc và rụng tóc bình bị gián đoạn. Khi lượng kích thích tố nữ trở lại như cũ, tất cả những sợi tóc bị giữ lại sẽ rụng cùng một lúc. Hiện tượng rụng tóc lên cao điểm khoảng 6 tháng sau sinh. Sau đó chu trình mọc tóc sẽ trở lại bình thường.

Đùi

Sinh con xong, các chị em sẽ cảm tưởng như mông mình đã “tan chảy” vào đùi, làm cho hai bắp đùi to vật vã từ khúc mông trở xuống. Hi vọng rằng có thời gian rảnh, các chị em sẽ đi tập thể dục để làm gọn và săn chắc đùi ếch của mình.

Tĩnh mạch trướng


 Các hiện tượng như thay đổi kích thích tố, tăng lượng máu và tử cung đè vào các đường tĩnh mạch đưa máu về tim đã phối hợp với nhau làm đọng máu ở các tĩnh mạch vùng trực tràng, gây ra chứng tĩnh mạch trướng. Hiện tượng này sẽ mất đi một thời gian ngắn sau khi sinh con đầu lòng. Song trong các lần sinh sau, nhiều phần tĩnh mạch vẫn còn phồng.

Bụng

Dù không phải bà mẹ có khuôn bụng phẳng lỳ trước khi mang thai nhưng bây giờ – sau khi sinh con – thì bụng tôi như thể là bụng của một người vừa thắng giải ăn uống nào đó. Sau sinh, các cơ bụng bị mềm và chảy nhão. Tập thể dục có thể giúp các cơ săn chắc trở lại. Tuy nhiên, một số trường hợp cố gắng tập nhưng vẫn không thay đổi. Việc lấy lại cơ bụng tùy thuộc vào xương chậu rộng hay hẹp, đứa trẻ to hay nhỏ, di truyền và sự may mắn.

Đau nhức cửa mình

 Đường cắt âm hộ cùng với vết rách trên thành âm đạo và cổ tử cung sẽ gây khó chịu, đau nhức khi quan hệ vợ chồng. Kích thước và vị trí của vết cắt sẽ quyết định thời gian đau khi gần gũi. Có đến 20% phụ nữ bị đau khi quan hệ một năm sau khi sinh con.

Ngoài ra, việc cho con bú làm kìm hãm hoạt động phát tiết oestrogen, khiến âm đạo bị khô, gây đau đớn. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi trong vòng 6 tháng. Trong trường hợp sinh mổ, phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức ở vết mổ ít nhất từ 3 đến 6 tuần. Cảm giác này cũng có thể kéo dài 1 năm hoặc hơn, và vết sẹo mổ vẫn còn trông thấy nhiều năm sau đó.

Đau bụng hành kinh

 Sau khi sinh con, hiện tượng đau bụng kinh nguyệt sẽ biến mất. Nguyên nhân là thai nghén gây giãn tử cung, làm mất đi một số cảm thụ thể của chất prostaglandine - chất tiết ra lúc hành kinh và là yếu tố gây đau - do đó không còn gây đau nữa. Ngoài ra, hiện tượng đau hành kinh còn do chứng bệnh lạc màng tử cung, khi mô nội mạc tử cung di chuyển đến các nơi khác, có thể là buồng trứng, vòi trứng hay trong lòng bụng. Trong suốt 9 tháng mang thai không có hành kinh, các mô này bị nhỏ lại và mất đi. Nếu sau khi sinh, chúng không mọc lại thì phụ nữ sẽ không còn đau nữa.

Âu sầu


 Sự tác động của các kích thích tố lên não góp phần tạo ra chứng âu sầu. Ngoài ra còn có cảm giác mất mát khi sinh con không đúng theo mong ước của mình. Người phụ nữ có thể cảm thấy tội lỗi, nhất là khi gia đình không hòa thuận. Phần lớn phụ nữ sẽ trở lại bình thường sau 10 ngày sinh. Nếu chứng âu sầu kéo dài thì cần đi khám bác sĩ ngay.

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam