Những việc bà bầu nên làm khi bị bệnh giời leo
Bà bầu bị giời leo có nguy hiểm không?
Trong các bệnh ngoài da, giời leo là bệnh gây khó chịu, đau nhức, lây lan rất nhanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và để lại di chứng thần kinh lâu dài trên vùng bị thương.
Bệnh giời leo hay zona thần kinh thực chất là do vi rút herpes zoster gây ra, virus này cũng chính là tác nhân của bệnh thủy đậu.
Mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh zona thần kinh với bệnh sởi nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bị “giời leo” trong khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Điều này có thể là do cơ thể đã tạo ra kháng thể đối với vi rút này và nó được truyền lại cho thai nhi.
Bệnh "giời leo" không gây hại cho thai nhi. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng khi bị giời leo
Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể.
Triệu chứng đầu tiên là cảm giác đau, ngứa, căng, bỏng, nhức ở một phía của cơ thể. Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi , tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày, 2-3 tuần sau, ban sẽ biến mất, vảy rơi ra, có thể để lại sẹo.
Trước khi thấy những mẩn đỏ, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác đau rát và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày đến một tuần. Bệnh zona khởi đầu là những mụn rộp (mụn nước) trên nền da màu đỏ, và tiếp tục hình thành mới từ 3-5 ngày. Mụn nước thường đi theo đường dây thần kinh của tuỷ sống.
Cuối cùng, các mụn vỡ ra và bắt đầu chảy nước, sau đó bề mặt khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3-4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh đến lúc khỏi, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn đau dù không nhìn thấy mụn nước.
Những việc bà bầu nên làm khi bị bệnh giời leo
Điều đầu tiên là cần tránh lo lắng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và em bé. Nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sắp xếp lịch sinh hoạt làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Mặc dù không lây nhưng những người mắc bệnh zona thần kinh cũng có thể mang vi rút sởi vì thế bạn nên tránh tiếp xúc với những bà bầu khác nếu như bạn đang bị “giời leo” và đợi cho đến khi vùng da phát bệnh lành lặn hẳn hãy gặp gỡ họ.
Bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc điều trị, giúp giảm thiểu triệu chứng. Bạn có thể yên tâm điều trị mà không lo có ảnh hưởng gì tới thai nhi.
Khánh Ngọc (Tổng hợp)
Theo Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua