Dòng sự kiện:

Phát hiện kịp thời tình trạng thiếu nước ở trẻ nhỏ

22:20 23/11/2015
Phát hiện trẻ bị thiếu nước là việc rất cần thiết để kịp thời cho trẻ uống, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do thiếu nước.

 

 

 

[mecloud]Z7aK0rqsJl[/mecloud]

Trẻ nhỏ dễ bị mất nước hơn trẻ lớn và người lớn vì trẻ dễ bị nôn (trớ), tiêu chảy, sốt, đổ mồ hôi. Nếu phát hiện sớm trẻ bị mất nước nhẹ, bạn có thể bổ sung nước mà không gây hại cho trẻ. Trái lại khi bị mất nước nặng, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu thiếu nước ở trẻ là điều thực sự cần thiết.

1. Bé khát nước và khóc nhiều

Khi bé khóc nhiều và chỉ nín khóc khi được cho uống nước chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy cơ thể bé đang bị thiếu nước. Mẹ nên cho bé uống nước lọc, sữa hoặc nước ép trái cây để bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ.

2. Bé trông mệt mỏi


Tương tự như ở người lớn, khi bé cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, thiếu sức sống và chỉ muốn nằm suốt ngày… cũng là biểu hiện của tình trạng thiếu nước trong cơ thể. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng giải quyết kịp thời.

3. Làn da giảm độ đàn hồi

Tình trạng mất nước ở trẻ em cũng làm cho độ đàn hồi của làn da bị suy giảm mạnh. Nếu mẹ ấn tay nhẹ vào làn da của bé mà không thấy da trở lại trạng thái ban đầu nhanh chóng thì chứng tỏ cơ thể bé đang bị thiếu nước.

Trong trường hợp này, mẹ hãy nhanh chóng bổ sung nước cho bé bằng nước lọc, sữa hoặc nước ép trái cây để mang lại nhiều lợi cho sức khỏe.

4. Miệng khô


Miệng khô và nước bọt trắng bám ở miệng của bé cũng là dấu hiệu thiếu nước điển hình mà mẹ không nên bỏ qua.

5. Bé tiểu ít

Bình thường, trẻ đi tiểu trên 4 lần mỗi ngày, nước tiểu trong, không nặng mùi, khi thiếu nước, trẻ đi tiểu ít hơn 4 lần ngày, nước tiểu màu vàng và nặng mùi.

Cách xử lý khi trẻ bị mất nước

Khi trẻ có dấu hiệu bị mất nước cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành chuyền thêm chất lỏng thông qua tĩnh mạch để cải thiện tình trạng mất nước cho trẻ.

Khi trẻ bị mất nước tùy theo mức độ nặng nhẹ mà cha mẹ có cách xử lý phù hợp. Nếu trẻ bị nặng nên đưa bé đến bệnh viện ngay còn trong trường hợp bé bị mất nước ở thể nhẹ cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Thường xuyên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc tăng số lượng sữa công thức.

Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên: Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thêm dung dịch khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung nước, muối và chất điện giải mà bé bị thiếu hụt. Tùy vào thể trạng mỗi bé mà các bác sĩ sẽ tiêm và cho bé uống số lượng phù hợp.

Hướng dẫn điều trị mất nước trong một số trường hợp đặc biệt

Mất nước do sốt cao: Trẻ bị sốt cao thường ra nhiều mồ hôi nên dễ bị mất nước. Vì thế mẹ cần cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, cháo, súp… để bù mất nước cho bé. Nếu trẻ gặp khó khăn khi nuốt mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ cho bé uống thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho bé 6 tháng tuổi để giúp bé giảm đau.

Thời tiết nắng nóng: Vào những ngày nắng nóng, trẻ nếu tham gia các hoạt động ngoài trời thậm chí ở trong bóng râm cũng đồ nhiều mồ hôi nên dễ bị mất nước. Do vậy mẹ nên cho bé uống nhiều nước, tránh cho trẻ đi ra ngoài nắng mà chỉ nên cho bé ngồi phòng mát, chơi trong bóng râm sẽ an toàn hơn.

Mất nước do tiêu chảy và nôn mửa: Khi trẻ gặp các vấn đề về đường ruột như bị tiêu chảy, nôn mửa sẽ bị mất rất nhiều nước. Lúc này mẹ nên cho bé uống nhiều nước (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi), sữa và cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải.

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi mẹ cho bé bú thường xuyên hơn hoặc tăng lượng sữa công thức. Nếu cần thiết cho bé uống thêm chất bù điện giải.

Cách phòng tránh mất nước cho bé

- Cho bé uống nhiều nước vào những ngày trời nắng nóng hoặc khi trẻ bị sốt, nôn mửa, tiêu chảy.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn trong vòng 6 tháng.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi khi có dấu hiệu bị mất nước cha mẹ không được tự tiện cho bé uống nhiều nước mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì nếu trẻ uống quá nhiều nước sẽ gây hại cho bé. Ngoài ra nước trái cây cũng không phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mẹ có thể cho bé uống nước trái cây. Mẹ nên pha theo tỷ lệ 120ml nước trái cây kết hợp với nước để tạo thành 180 -240ml chất lỏng. Trẻ từ 1-6 tuổi chỉ được uống 180-240ml nước trái cây mỗi ngày.

- Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt và nước có ga vì dễ gây hại cho răng và không tốt cho sức khỏe của bé.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]OOzB7Bk31O[/mecloud]