Dòng sự kiện:

Phù nề khi mang thai – có nên uống ít nước?

20:48 17/02/2016
Sưng chân, mặt và tay khi mang thai là triệu chứng phù nề nhưng nó không có nghĩa là giảm lượng nước uống vào cơ thể, theo tiến sĩ Nandanwar.

Tin liên quan

Hầu hết phụ nữ cảm thấy rằng nên hạn chế đồ ăn chứa chất lỏng trong trường hợp họ bị sưng chân do tích tụ nước trong các tế bào khi mang thai. Điều này xảy ra là do sự rò rỉ nước từ tế bào vào không gian ngoại bào dẫn đến phù nề. Từ đó gây ra nhiều thay đổi sinh lý trong cơ thể, trong đó sưng mặt, cánh tay và chân là khá phổ biến. Và vì thế, người ta tin rằng giảm lượng nước uống có thể giúp cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, đó không phải là đúng.

Ảnh: Shutterstock

Theo Tiến sĩ Y S Nandanwar, Giáo sư và Vụ trưởng, Phụ khoa, Cao đẳng Lokmanya Tilak và Bệnh viện Sion, Mumbai: "Gần 80% cơ thể của chúng ta là nước, và việc duy trì hoạt động bình thường này của cơ thể là rất cần thiết. Uống nhiều hoặc ít nước có thể gây trở ngại với việc bơm máu, từ đó dễ khiến bạn có nguy cơ bị phù nề. Hơn nữa, việc sản xuất các hormone progesterone trong khi mang thai để giữ nước là một trong những nguyên nhân phổ biến của chứng phù. Điều này cho thấy rõ ràng rằng việc giảm tiêu thụ các loại nước sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề chứ không phải là cải thiện”.

Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất của sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến phù nề bao gồm thiếu protein (tỷ lệ bất thường của albumin/ globulin), thiếu máu, bệnh tim, huyết khối và bệnh sùi da. Do đó, hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa của bạn sớm nhất ngay khi có biểu hiện phù nề là chọn an toàn và tốt hơn việc tự chăm sóc tại nhà.

Tiến sĩ Nandanwar khuyến cáo rằng mỗi người phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít nhất 10-12 ly nước (khoảng 3-4 lít) mỗi ngày. Và hãy nhớ rằng, giảm lượng nước uống hàng ngày sẽ không giúp bạn giảm phù nề.

Chi Chi (theo The Health Site)

Nguồn: Gia đình Việt Nam