Dòng sự kiện:

Phương pháp đẻ không đau: Tưởng không đau mà lại đau

22:00 26/11/2015
Ngày nay, phương pháp đẻ không đau được nhiều mẹ lựa chọn để giảm thiểu cảm giác đau buốt cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp diệu kì này có thực sự giúp mẹ không có cảm giác đau chút nào.

 

 

 

 

[mecloud]em2V3ue3OL[/mecloud] 

Phương pháp giúp mẹ giảm bớt đau trong quá trình vượt cạn

Theo ThS. BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn), gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật gây tê vùng thường được sử dụng trong quá trình chuyển dạ.  

Gây tê ngoài màng cứng được tiến hành khi cơn co tử cung trở nên mạnh hơn và sản phụ không có những bất thường trong kết quả xét nghiệm máu cũng như sức khỏe tốt để cuộc chuyển dạ diễn ra trong điều kiện lý tưởng nhất có thể.

Sau khi sử dụng thuốc tê và một số thuốc khác, sản phụ sẽ mất cảm giác đau từ bụng đến hai chân nhưng vẫn tỉnh hoàn toàn và có thể cử động hai chân bình thường. Vì vậy, bà bầu vẫn nhận biết được khi có cơn co tử cung và đặc biệt là vẫn rặn đẻ được bình thường.

Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ ở lưng, sau đó các bác sĩ sẽ chọc 1 ống nhựa nhỏ ngoài sống lưng, dừng lại cách màng cứng bọc tủy sống khoảng 15mm, đồng thời bơm 1 lượng thuốc tê nhỏ nhất.

Thông thường, thủ thuật này được thực hiện trong vòng 10 phút và cần thêm 15 phút để thuốc tê có tác dụng. Mỗi liều thuốc tê có thể kéo dài đến 1 tiếng đồng hồ trước khi cần tiêm thêm liều kế tiếp, hoặc có thể truyền dung dịch thuốc gây tê liên tục và chậm.

Lợi thế của phương pháp này là giúp giảm đau hiệu quả và nhanh hơn, trong khi đó sản phụ vẫn đi lại được.

Lợi ích của việc gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau là sẽ giúp sản phụ tiết kiệm sức để rặn đẻ tốt hơn vì không phải trải qua những cơn chuyển dạ đau đớn, nhờ đó quá trình vượt cạn cũng nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và em bé ít bị sang chấn hơn. Đây cũng là phương pháp đặc biệt có giá trị với những trường hợp sinh đẻ mà cơn đau chuyển dạ kéo dài và gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp đẻ không đau có thực sự không đau hoàn toàn?

Trên thực tế, mẹ chỉ có thể giảm đau một phần so với việc đẻ thông thường hay đẻ mổ, còn phương pháp này vẫn khiến mẹ mệt mỏi đôi phần vì những lý do khác:

Phải giữ nguyên tư thế: Mẹ bầu phải giữ nguyên một tư thế cong người (nếu nằm thì cũng phải trong tư thế nằm nghiêng và cong chân lại). Tư thế này không mấy dễ chịu với chiếc bụng bầu trong 10-15 phút, chưa kể trước đó mẹ phải chuẩn bị tâm lý và chờ đợi các thủ tục khác và có thể phải đợi thêm từ 5-20 phút nữa để thuốc phát huy tác dụng.

Phải nằm yên trên giường:Với phương pháp gây tê này, dù mẹ có muốn đi bộ để giảm đau hoặc kích thích sinh nhanh hơn cũng không được. Bởi một khi đã tiêm thuốc tê vào cột sống thì bạn phải nằm yên một chỗ không được đi đâu. Tuỳ vào loại thuốc và liều lượng được truyền, bạn có thể mất cảm giác ở chân và không thể đứng dậy được cho đến khi thuốc tan. Thậm chí, nhiều bệnh viện có thể không cho bạn rời khỏi giường khi bạn đã được gây tê, dù bạn nghĩ là mình có thể đi lại được hay không.

Phải làm bạn với ống truyền: Việc gây tê ngoài màng cứng cũng buộc bạn phải gắn các ống truyền, thường xuyên theo dõi huyết áp và liên tục kiểm tra thai. Do đó, bạn sẽ phải "gần gũi" với ống truyền liên tục trong vài ngày: ngay cả khi ăn, ngủ hay đi vệ sinh cũng phải kè kè ống truyền bên người.

Bị mất cảm giác ở chân: Nhiều mẹ sinh bằng phương pháp sinh thường không đau gây tê ngoài màng cứng chia sẻ rằng chân bị mất cảm giác sau khi sinh. Một số thường xuyên cảm thấy nhức mỏi chân, số khác lại cho rằng mỗi khi bị lạnh thì hai cẳng chân buốt hơn bình thường.

Tiêm thuốc tê rồi mà vẫn đau: Có khoảng 1/100 sản phụ chia sẻ rằng họ bị đau đầu nghiêm trọng kéo dài vài ngày sau khi được gây tê ngoài màng cứng. Vấn đề này có thể do rò rỉ dịch não tuỷ, bạn có thể hạn chế nguy cơ đau đầu bằng cách nằm càng yên càng tốt trong khi đặt kim.

Buồn nôn: Nhiều mẹ nói rằng sau khi hoàn thành cuộc sinh, họ cảm thấy cơn buồn nôn kéo đến ồ ạt khiến các mẹ phải nôn thốc nôn tháo mới thấy dễ chịu. Không chỉ buồn nôn, thuốc gây mê được truyền trong gây tê ngoài màng cứng có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của mẹ. Thuốc còn làm các mẹ mất cảm giác buồn tiểu.

Đau lưng sau sinh: Mặc dù các nhà khoa học và các bác sĩ lập luận rằng việc gây tê ngoài màng cứng để sinh không đau sẽ không để lại hậu quả gì cho mẹ. Nhưng những mẹ có kinh nghiệm sinh không đau xác nhận rằng họ thực sự đã bị đau lưng.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]Z7aK0rqsJl[/mecloud]