Sai lầm “chết người” cha mẹ thường mắc phải khi con bị hóc dị vật
Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng. Cách xử lý tình huống khi đó chỉ có thể được thực hiện trong vài phút ngắn ngủi, tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa nắm được quy trình sơ cứu vô tình đẩy trẻ vào tình huống ‘không thể cứu chữa’.
Sau đây là một số sai lầm mà phụ huynh cần bỏ ngay khi con bị hóc dị vật, để không có những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Vuốt ngực xuôi: Một phản xạ tự nhiên thường gặp ở các gia đình khi thấy trẻ sặc, nghẹn hay nôn ói thức ăn chính là việc dùng tay vuốt xuôi ngực trẻ. Đây là cách làm sai vì có thể khiến thức ăn chui sâu hơn vào phổi và đẩy bé vào tình trạng nguy hiểm.
Đặc hợp với trường hợp hóc xương cá, cách làm này lại càng cực kỳ nguy hại. Xương nhỏ, chỉ vướng sơ thì có thể nuốt cục cơm trắng hay vuốt ngực có thể đẩy xương trôi xuống được, nhưng đối với xương lớn, việc xác định vị trí là rất khó, nếu cứ tiếp tục sử dụng phương pháp này sẽ khiến xương đâm sâu vào phần thịt chạy, dẫn tới chảy máu.
Dùng tay móc họng: Khi dị vật bị trẻ nhuốt vào trong miệng, chúng ta không thể xác định được dị vật đang ở vị trí nào, vì không nên dùng tay móc sẽ làm co dị vật vào sâu hơn, bên cạnh đó, khi lấy tay hoặc các vật cứng không đảm bảo vệ sinh để chọc, ngoáy trong họng sẽ khiến họng bị trầy xước gây ra các biến chứng như viêm họng có mủ, viêm thanh quản...
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), đã có nhiều trường hợp trẻ bị tử vong vì bố mẹ không biết cách sơ cứu. Giống như hóc thạch, khi trẻ bị học hạt nhãn, hạt vải cũng nguy hiểm không kém.
Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.
Hóc dị vật là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do sự vô tình và bất cẩn của người chăm sóc đã dẫn tới nhiều hậu quả đau lòng. Trong gia đình, cha mẹ cần hết sức lưu ý cẩn thận, để con không rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo PNO
Nguồn: GĐVN
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua