Sai lầm khi hạ sốt cho trẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm
Hạ sốt cho trẻ bằng chườm đá hoặc xoa chanh
Chườm đá chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm và còn dễ làm trẻ bị "bỏng lạnh", gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài, dẫn đến sốt cao hon. Ngoài ra, đá lạnh có thể khiến trẻ bị sưng phổi.
Còn cách hạ nhiệt bằng việc dùng chanh xoa sẽ làm trẻ bị phỏng da hay hư da vì trong chanh có chứa acid loãng. Nếu nặn chanh hay chất gì vào miệng khi trẻ sốt cao dễ gây sặc và tử vong ở trẻ.
Lạm dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn
Thuốc đặt hậu môn cũng giống như những loại thuốc hạ sốt theo đường uống, cũng thấm qua máu, và tác dụng đến gan. Vì vậy, việc lạm dụng phương pháp này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, với những bé đang có vấn đề về gan, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn có thể gây ngộ độc.
Dùng miếng dán hạ sốt thay thuốc hạ sốt
Miếng dán hạ sốt không thể chữa bệnh, nếu lạm dụng còn có thể dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm cho bé. Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ sốt cao, không đưa con đi khám mà giữ ở nhà dùng miếng dán hạ sốt. Việc này dễ khiến trẻ trở nên nguy kịch vì những biến chứng không được xử lý kịp thời.
Cơ chế hạ nhiệt của miếng dán được quảng cáo là hấp thu nhiệt và phân tán ra ngoài nhưng thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của phương pháp này. Khi dùng miếng dán hạ sốt, sờ da trẻ sẽ thấy mát hơn nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm. Thậm chí trẻ có thể bị nặng hơn vì ngấm lạnh vào người.
Uống kháng sinh để hạ sốt
Kháng sinh không hề giúp giảm cảm sốt, ngược lại còn làm cảm sốt tồi tệ hơn. Bé chỉ nên uống kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn nào đó. Kháng sinh ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn giết cả những vi khuẩn có lợi trong bao tử, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra chứng đầy acid.
Thuốc hạ sốt là thuốc dùng riêng để trị cảm sốt, những loại thường dùng nhất có những chất paracetamol, salicyclates như aspirin và các loại thuốc không chứa steroidal chống sưng viêm như ibuprofen, nabumetone.
Trẻ sốt nhẹ vẫn cho uống thuốc
Sốt là triệu chứng không phải là bệnh. Sốt đôi khi còn là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể trẻ đang sản sinh ra kháng thể để chống lại vi khuẩn, virus. Vì vậy, khi thấy trẻ sốt từ 37 - 38,4 độ C, các mẹ không cần lo lắng và cho uống thuốc ngay. Chỉ khi nào trẻ sốt từ 38,5 trở lên mới cần phải uống thuốc và cho trẻ đi khám.
Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ, bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi để cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại virus gây bệnh. Trẻ nên được ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu, có thể bổ sung nước dừa, cam, quýt, bưởi...
Nếu trẻ sốt 2 ngày không khỏi, uống thuốc vẫn sốt thì cần đưa ngay tới phòng khám chuyên khoa nhi để được thăm khám, điều trị và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ủ con quá kỹ khi sốt
Thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt. Việc ủ kín con trong nhiều lớp chăn hoặc áo quần sẽ khiến trẻ bị co giật. Hiện tượng này rất nguy hiểm, dẫn đến những tổn thương ở não, gây nên chứng động kinh về sau.
Theo Ngôi sao
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua