Sai lầm khi thấy con tăng cân chậm lại cai sữa mẹ ngay
Sữa mẹ không tăng cân
Chị Cao Thị Hà Anh trú tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội cho biết, 1 tháng sau sinh, con chị chỉ tăng 6 lạng, dù bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi sinh ra con chị được 2,5 kg và bây giờ mới được 3,1kg, chỉ bằng các bé vừa sinh ra.
Sốt ruột con chậm lớn hơn các bé khác, chị Hà Anh không cho con bú sữa mẹ nữa mà mua sữa công thức về cho con bú với hi vọng nó giúp bé lớn nhanh hơn.
Không cho con bú nên đến tháng thứ 3 chị mất sữa hoàn toàn, còn bé nhà chị tăng cân vẫn rất chậm.
Quá sốt ruột, chị Hà Anh cho con đi khám, bác sĩ cho biết cháu bị thiếu sắt nặng chứ không phải chậm lớn do sữa tốt.
Bác sĩ dinh dưỡng khuyên chị nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì cháu sinh non chưa nên cho sử dụng sữa công thức vội.
Lúc đó, chị Hà Anh ngớ người ra vì từ khi tròn 1 tháng cháu đã sử dụng sữa ngoài và ít bú mẹ nên mẹ đã hết sữa. Bác sĩ nhìn con chị Hà Anh xót xa thay cho chị.
Giống như chị Hà Anh, nhiều bà mẹ cho rằng sữa của mình nóng, hôi, không có chất nên không cho con bú mà mua sữa công thức về để cho bé bú vì nghĩ an toàn. Họ không biết rằng đó là sự bất hạnh của con mình bởi sữa mẹ vẫn là thứ quý giá nhất đối với đứa trẻ.
PGS Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hình ảnh bà nội của một cháu nhỏ sinh non, mẹ cháu mất sớm không có sữa uống, bố và bà cháu đã chạy khắp nơi xin sữa mẹ của những bà mẹ vừa sinh con, đang nuôi con nhỏ mang về cho cháu của mình uống là điều mà ông cực kỳ hạnh phúc và cảm động.
PGS Tuyên cho biết đó là niềm hạnh phúc không có gì đánh đổi được. Đứa trẻ sinh non càng phải bú mẹ nhiều hơn.
PGS Tuyên nhấn mạnh: “Đứa trẻ sinh ra không được bú mẹ là điều bất hạnh”. Nhưng điều này không phải bà mẹ nào cũng biết.
Sữa bò chỉ hợp với bò con
PGS Tuyên khẳng định lại lần nữa: “Không có sữa nào bằng sữa mẹ. Sữa và trái tim của người mẹ không gì thay thế được”.
Sữa bò thì chỉ hợp với bò con vì bản thân nó có cấu trúc protein khác, lớn hơn sữa mẹ rất nhiều. Nghiên cứu chỉ ra, uống sữa bò uống thường để lại vết đọng ở cầu thận.
Các nhà sản xuất được khuyến cáo nên thủy phân sữa bò trước khi sản xuất ra sữa cho trẻ em dưới 1 tuổi từ sữa. Dù các nhà sản xuất đã làm đúng điều đó nhưng nó vẫn không thể tốt bằng sữa mẹ.
Một thực tế là hiện nay các bà mẹ chỉ chăm sóc khi mang thai, còn sau khi sinh nở, họ không có khoảng thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và nuôi con.
Có nhiều bà mẹ dù đang nuôi con nhỏ nhưng cũng không được chăm sóc tốt dinh dưỡng, không bổ sung các vitamin và khoáng chất để cho bé có một sức khoẻ tốt mà lại chi nhiều tiền mua sữa công thức.
Theo PGS Tuyên, việc bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hay không bác sĩ không ép được mà quyền của bà mẹ. Nhưng chính sách y tế bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Vì thế mà tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo nên cấm quảng cáo sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, như thế là bảo vệ trẻ em.
Trong trường hợp mẹ không cho con bú được thì vẫn khuyến khích bà mẹ có thể xin sữa của người khác. Trong trường hợp bất khả kháng mới dùng thức ăn bổ sung thay thế.
Thông thường các bà mẹ phải thử sữa và tham khảo bác sĩ nhi khoa, sản khoa, dinh dưỡng khi quyết định nuôi con không bằng sữa mẹ nhưng điều này ở nước ta rất hiếm mà các mẹ tự truyền tai nhau, đua theo quảng cáo vì thích sữa gì thì cho con uống sữa đó.
Infonet
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua