Dòng sự kiện:

Sai lầm tai hại khi pha sữa bột và sữa mẹ cho con uống

15:00 01/12/2015
Bé cảm thấy vị lạ, ăn ngon miệng hơn khiến cho nhiều bà mẹ tích cực trộn chung sữa bột và sữa mẹ cho bé bú. Tuy nhiên, điều này là không nên.

 

 

 

[mecloud]iMdHzQgbfG[/mecloud]

Sữa mẹ và sữa công thức có thể kết hợp lại được với nhau nhưng mẹ không nên pha trộn để cho con uống. Nếu hiện tại bé nhà bạn đang dùng đồng thời cả hai loại sữa thì nên cho bé dùng hết sữa mẹ trước rồi mới cho con uống đến sữa bột.

Việc cho con uống chung hai loại sữa cùng một lúc có thể:

Gây rối loạn tiêu hóa

Khi mẹ kết hợp cả 2 loại sữa này lại với nhau thì sẽ xảy ra 1 phản ứng hóa học làm thay đổi thành phần của sữa mẹ và làm cho các phần tử của sữa bột tăng lên. Bé sẽ không tiêu thụ được nhiều dinh dưỡng từ sữa mẹ và cũng không thể hấp thụ tất cả dinh dưỡng trong loại sữa pha trộn đó. Điều này còn khiến dạ dày bé rất mệt và đôi khi khiến con bị rối loạn tiêu hóa.

Gây hại cho thận của em bé

Việc pha trộn 2 loại sữa có thể gây hại cho thận của bé. Sữa bột có công thức khó tiêu hóa hơn và khiến thận bị quá tải.

Làm cho sữa mẹ bị lãng phí

Sữa mẹ rất quý giá, nhiều dinh dưỡng và có thể dùng trong vài ngày nếu được bảo quản tốt. Nhưng một khi bạn cho sữa bột vào chai, bạn nên bỏ chúng đi ngay sau 1 giờ đồng hồ vì sữa bột dễ bị các vi khuẩn tấn công. Vì vậy, nếu bạn kết hợp 2 loại sữa này lại với nhau, nguồn sữa mẹ sẽ bị lãng phí.

Khiến trẻ không thích bú mẹ


Trẻ nhỏ dễ dàng quen với hương vị nhân tạo của sữa công thức, vì thế bé sẽ nhanh quen và chán sữa mẹ. Nếu bạn đang có kế hoạch cai sữa cho bé, phương pháp trộn sữa này có thể không ảnh hưởng đến việc cai sữa. Nhưng nếu bạn đang nỗ lực cho con bú, việc pha trộn sữa có thể làm cho em bé không còn thích bú mẹ nữa.

Bé có thể bị nhiễm độc do thừa nước

Bản thân sữa mẹ đã chứa nước và tỷ lệ các thành phần giữa sữa mẹ với sữa công thức không giống nhau. Sữa mẹ cân bằng các thành phần hoàn hảo cho bé. Còn sữa công thức cần được pha theo đúng tỷ lệ đã hướng dẫn. Nếu pha chung sữa mẹ và sữa công thức vào một bình, thành phần nước có thể bị dư thừa, không tốt cho bé. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh 0-6 tháng, uống nhiều nước làm cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nồng độ natri trong cơ thể bị loãng, gây nhiễm độc nước và có thể đe dọa tới tính mạng.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip hot:

[mecloud]vQsxNxSgm9[/mecloud]

 

 

 

[mecloud]iMdHzQgbfG[/mecloud]