Dòng sự kiện:

Sự thật những “lời đồn” về sữa mẹ khiến sản phụ hoang mang

18:18 30/10/2015
Sữa mẹ là thức ăn tốt và dinh dưỡng nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều thông tin truyền miệng liên quan tới sữa mẹ khiến các sản phụ hoang mang, lo lắng và không biết phải làm thế nào.

 

 

 

[mecloud]bJgaUD7oga[/mecloud]

Kích thước ngực lớn mới nhiều sữa?

Không ít mẹ bị “hù dọa” rằng chỉ có kích thước ngực to mới có thể cung cấp cho con nguồn sữa chất lượng. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hầu như không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của mẹ với việc “sản xuất” sữa.

Chỉ có điều mẹ ngực lớn sẽ có “sức chứa” hơn, dự trữ nhiều sữa hơn giữa các lần cho bú so với những mẹ ngực khiêm tốn. Tuy nhiên, mẹ có thể khắc phục điều này bằng cách tăng số lần cho con bú để vẫn đảm bảo bé được no bụng. Sữa mẹ được tiết ra một cách tự nhiên sau khi sinh bé, do đó mẹ đừng quá lo lắng hay tự ti về cơ thể mình nhé.

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần cung cấp cho cơ thể 500kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu bình thường để có thể sản xuất 750ml sữa mẹ cần cho bé. Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất quan trọng hơn hết đối với mẹ đang cho con bú.

Nói như vậy không có nghĩa là mẹ có thể ăn thoải mái không kiểm soát. Mẹ cần thận trọng với những thức ăn vặt không đủ dinh dưỡng, những món dễ gây dị ứng như hải sản có vỏ, hoặc thực phẩm cay nóng café, sô-cô-la…. Việc ăn uống không khoa học của mẹ trong giai đoạn cho con bú có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của bé, gây ra tình trạng đau bụng, phát ban, dị ứng, táo bón…

Nặn ngực sữa sẽ ra nhanh hơn?

Nhiều mẹ nghe kinh nghiệm của những người đi trước rằng, dùng tay nặn xung quanh ngực, lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Từ đó sẽ đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho con.

Và phải công nhận rằng, phương pháp này đem lại hiệu quả khá khả thi, đơn giản là bởi có tác động có kết quả.

Nhưng, các mẹ cần biết rằng việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú, gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho trẻ. Không những vậy, mẹ nặn vú khi tay không được vệ sinh sạch thì rất có thể sẽ tạo vi khuẩn gây bệnh cho bé.

Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi muốn dùng biện pháp này nhé.

Đang trong thời kỳ cho con bú không nên tập thể dục?

Các nhà khoa học đã chỉ ra được rằng không có sự khác biệt trong lượng sữa cũng như thành phần của sữa mẹ khi có hoặc không tập thể dục, vì thế cân nặng của bé chắc chắn cũng không bị ảnh hưởng, mà lại còn giúp mẹ cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Tuy nhiên, La Leche League (một tổ chức qui mô thế giới với sứ mệnh khuyến khích trẻ bú mẹ) cũng khuyến khích các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ chỉ nên tập thể dục khi trẻ được ít nhất 5 tuần tuổi, bắt đầu tập nhẹ và bổ sung nhiều nước. Đi bộ nhanh, tập aerobic nhẹ và bơi lội có thể là cách lý tưởng để bắt đầu chế độ “lấy lại vóc dáng sau khi sinh”, nhưng không được tập quá mức.

Ăn móng giò giúp mẹ nhiều sữa?

Rất nhiều bà mẹ chồng thường xuyên bồ bổ món móng giò hầm cho con sau sinh để có thể đem lại nguồn sữa nhiều nhất có thể.

Quả thật là đúng như thế, móng giò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chủ yếu là chất đạm và chất béo.

Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, móng giò là món ăn khó tiêu hóa cho người mẹ mới sinh vì chứa nhiều đạm và béo..., và dễ khiến mẹ tăng cân nhanh, thậm chí dẫn đến béo phì.

Vì thế, cần một chế độ ăn móng giò hầm điều độ hơn, thay vào đó, mẹ có thể bổ sung bằng những thực phẩm khác giàu tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, mì sợi, cơm và khoai tây để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.

Uống nhiều sữa giúp tăng lượng sữa mẹ?


Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không cần phải uống thêm sữa, thay vào đó hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Tổ chức La Leche League khuyên các mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm lợi sữa và tránh ăn uống các đồ ăn kích thích.

Mẹ sẽ không có sữa trong vài ngày đầu tiên?

Trong vài ngày đầu mẹ vẫn có sữa và những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non. Loại sữa này rất cô đặc, giàu chất đạm (protein) và những kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục của người mẹ tiết ra vào ngày thứ 3 - 5.

Vì thế, mẹ hãy chú ý tới những giọt sữa đầu tiên này để cho con bú, kẻo hoài.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]kdEQsamV1Z[/mecloud]