Tại sao nói: Thói quen ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé?
Trên thực tế, khi chưa chào đời, các bé đã có thể cảm nhận được hương vị của những loại thực phẩm mà mẹ ăn. Lúc còn ở trong bụng, các bé sẽ được tiếp xúc với những mùi vị của thực phẩm người mẹ ăn thông qua nước ối. Đặc biệt ở ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ hấp thụ lượng nước ối lớn nhằm đáp ứng quá trình phát triển cũng như hoàn thiện hệ thống các giác quan.
Những thực phẩm mẹ bầu lựa chọn khi mang thai sẽ có ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) tới cảm giác cũng như loại thức ăn yêu thích của con trẻ trong tương lai. Nghiên cứu đã được tiến hành ở chuột trước khi áp dụng trên cơ thể người.
Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học môi trường (Barcelona, Tây Ban Nha) trong một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều khoai tây trong quá trình mang thai đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn thực phẩm của bé khi chào đời. Đứa trẻ khi lớn lên không muốn ăn thậm chí rất ghét các món ăn liên quan đến khoai tây.
Trở lại thập kỷ 80 – 90, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nước ối (bao quanh bào thai trong bụng mẹ) phản ánh chế độ ăn uống của người mẹ. Những phụ nữ mang thai được cho ăn tỏi, đường và viên nang trong một nghiên cứu. Một nhóm tình nguyện viên sau khi ngửi mẫu chất lỏng, đã chọn chính xác những bà mẹ ăn tỏi. Điều này cũng được kiểm định bởi các bác sĩ rằng nước ối có mùi lạ khi các bà mẹ ăn thực phẩm nhiều gia vị trước khi sinh.
Thai nhi bắt đầu uống nước ối từ 10 đến 12 tuần tuổi. Chúng uống hàng trăm ml mỗi ngày. Người ta cho rằng vị giác được phát triển từ tuần 21, trước cả khi chúng ăn biết tự ăn uống. Vì vậy, thai nhi có thể phân biệt các hương vị khác nhau trong nước ối liên quan đến chế độ ăn của mẹ. Điều này có thể hỗ trợ sự phát triển sở thích về mùi vị của trẻ nhỏ.
Nghiên cứu quan sát ủng hộ lý thuyết này. Đối với thai nhi hấp thụ nhiều dung dịch có vị mặn, ví dụ như các bà mẹ thèm ăn mặn trong gian đoạn ốm nghén, hương vị này sẽ trở thành sở thích của trẻ khi lớn lên.
Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, thức ăn của mẹ cũng sẽ tác động tới sự hình thành khẩu vị của các bé. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được kết luận chính xác về việc thói quen đó sẽ kéo dài trong bao lâu.
Nhưng dù chưa biết chắc chắn thói quen ăn uống ảnh hưởng từ mẹ sẽ kéo dài bao lâu, nghiên cứu này đã nêu bật tầm quan trọng trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ở các mẹ bầu. Bởi lẽ, chưa bàn tới khẩu vị ăn uống, những thực phẩm mẹ bầu ăn khi mang thai sẽ quyết định tình trạng sức khỏe của thai nhi và cả mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu nên tạo cho mình thói quen ăn uống hợp lý khi mang thai đến khi kết thúc thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, thậm chí ngay từ khi lên kế hoạch sinh con.
Những loại thực phẩm cần bổ sung đêu đặn trong thai kỳ để hoàn thiện khẩu vị của bé.
Các loại đậu
Đậu xanh hay đậu đen là thực phẩm tuyệt vời chứa các chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt và protein rất cần trong thời kỳ bầu bí.
Trứng
Trong thành phần của trứng chứa hàm lượng cao protein và chline có tác động tích cực tới sự phát triển trí não của thai nhi cũng như giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.
Khoai lang
Tuy là thực phẩm giá rẻ, khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin B6, kali, vitamin C, vitamin A, sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của thai nhi cũng như giúp mẹ bầu chống cúm và ngừa cảm lạnh.
Thịt nạc
Khi mang thai, nhu cầu bổ sung protetin ở mẹ rất lớn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý ăn các loại thịt nạc (bò, lợn, gà) giúp bé thai nhi khỏe mạnh.
Cá
Ăn cá rất tốt cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ở bé cũng như có tác dụng bổ huyết, nhanh có sữa non khi sinh.
Rau củ quả chứa nhiều vitamin C
Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và tăng khả năng hấp thụ sắt ở mẹ bầu.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua