Dòng sự kiện:

Tại sao sản dịch khiến âm đạo tổn thương nghiêm trọng?

18:01 03/11/2015
Nếu lượng sản dịch ra ngày càng nhiều, màu sắc ngày càng đỏ, đậm hơn, hoặc có nhiều cục, đều là những hiện tượng dị thường, chứng tỏ một trong những bộ phận sau đã có vấn đề: tử cung xuất huyết, cổ tử cung đã bị tổn thương, âm đạo bị tổn thương hoặc đã phát sinh tình trạng nhiễm trùng.

 

 [mecloud]ytwTuIqKyU[/mecloud]

Sản dịch là chất dịch từ trong các đường sinh dục, nhất là từ tử cung chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản.Sản dịch được tạo thành từ: máu cục, máu loãng chảy ra từ tử cung.


Sản dịch xuất hiện ở thời kỳ đầu hậu sản.

Sản dịch có khác nhau theo thời gian, thường
– Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm các cục máu nhỏ nên có màu đỏ thẫm.
– Từ ngày thứ 4 – 8 sản dịch có màu loãng hơn, màu lờ lờ máu cá.
– Từ ngày thứ 8, sản dịch không có máu, chỉ là một chất dịch trong.

Sản dịch bình thường có mùi tanh, nồng. Nếu bị nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mùi hôi. Số lượng sản dịch nhiều hay ít phụ thuộc vào từng sản phụ, nhưng thường nhiều trong 2 ngày đầu và ít dần, cho đến ngày 15 sau đẻ thì hầu như không còn sản dịch nữa.

Khoảng 18- 20 ngày sau đẻ có khi ra một ít máu qua đường âm đạo, đó có thể là kinh non, do niêm mạc tử cung phục hồi sớm. Thời kì hậu sản, sản phụ có rất nhiều nguy cơ như sót rau, tử cung co hồi kém gây chảy máu nhiều, dễ nhiễm khuẩn đường sinh dục… Vì vậy theo dõi sản dịch là hết sức quan trọng.


Thông thường tỏng vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết.

Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên một số ít sản phụ bị kéo dài đến 45 ngày. Sau thời gian này, trong vòng 1 tuần, chị em có thể thấy ra một ít máu đỏ tươi. Đó là kinh non – một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

Nếu thời gian ra sản dịch kéo dài hơn 3 tuần, hoặc ngắn hơn, hoặc về khối lượng, màu sắc, tính chất, mùi của sản dịch có gì bất thường, thì gọi là sản dịch dị thường. Nếu điều này xảy ra, chứng tỏ là khung chậu và cơ quan sinh sản đã bị nhiễm trùng, cần phải được thăm khám kịp thời. Đây cũng không hẳn là do thay đổi ở âm đạo sau khi sinh em bé.


Nếu sản dịch mãi không hết, hoặc có mùi hôi tanh cần báo ngay bác sĩ để kiểm tra.

Còn nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy dấu hiệu ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 -39 độ, bụng dưới căng tức, đau tràn thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch (sản dịch vẫn còn trong tử cung). Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm bởi vậy chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo các bác sĩ sản khoa, bế sản dịch hay xảy đến với những chị em nằm nhiều, ít đi lại, vận động vì sợ sa dạ con (theo quan niệm của dân gian). Do đó sau sinh các mẹ chú ý chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8 giờ sau đó đi lại, vận động nhẹ nhàng bởi điều này vừa giúp co dạ con lại đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.

Bên cạnh đó trong quá trình hậu sản, chị em nên hạn chế dùng tampon để tránh viêm nhiễm. Thay vào đó, các mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Lưu ý thay băng mỗi giờ trong ngày đầu tiên sau sinh và từ 3-4 giờ trong những ngày tiếp theo. Trước và sau khi thay băng, chị em chú ý rửa tay sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.

Vệ sinh sau khi sinh đúng cách


Sau khi sinh và cho đến thời điểm khoảng 4-6 tuần sau, cơ quan sinh dục của người phụ nữ sẽ trở lại trạng thái bình thường. Trong thời điểm này, tử cung tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch (huyết hôi) ra ngoài. Lúc này, những vi khuẩn bên ngoài rất dễ xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục, cùng với những vi khuẩn ẩn nấp sẵn có trong âm đạo, tạo cho tử cung trở thành môi trường hết sức thuận lợi để gây ra nhiễm trùng âm đạo. Việc giữ vệ sinh vùng kín sau sinh là rất quan trọng.

Những ngày đầu sau khi sinh, tử cung tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, do đó sau sinh sản phụ thường ra máu âm đạo nhiều, nên cần lót băng vệ sinh và thay băng 3 giờ/lần, mỗi lần thay băng cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và lau khô, sau mỗi lần tiêu tiểu cũng cần rửa nước ấm và lau khô, vì môi trường máu rất thích hợp cho vi trùng phát triển và gây bệnh. Sản phụ cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa.


Tùy theo thể trạng, nếu không quá mệt, các sản phụ vẫn có thể tắm gội bình thường, nhưng cần tắm gội nhanh trong phòng kín bằng nước ấm, tránh gió lùa, lau khô nhanh và sấy khô tóc.

Quan sát sản dịch cần chú ý đến sự thay đổi của khối lượng, màu sắc, tính chất, mùi và thời gian ra sản dịch. Nếu sản dịch tiết ra có mùi hôi thối, hoặc thối như mùi thịt rữa, cộng thêm đau bụng, sốt, thì có nghĩa tử cung và các phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng), âm đạo đã bị nhiễm trùng.

 Nếu lượng sản dịch ra ngày càng nhiều, màu sắc ngày càng đỏ, đậm hơn, hoặc có nhiều cục, đều là những hiện tượng dị thường, chứng tỏ một trong những bộ phận sau đã có vấn đề: tử cung xuất huyết, cổ tử cung đã bị tổn thương, âm đạo bị tổn thương hoặc đã phát sinh tình trạng nhiễm trùng.

Nếu sản dịch ra hơn 1 tháng chưa sạch, thì có thể tử cung chưa phục hồi nguyên trạng được, hoặc cơ quan sinh sản bị tổn thương xuất huyết, hoặc nhiễm trùng. Nếu mới sinh chưa lâu mà sản dịch đã sạch, cơ thể không thấy gì khác thường, thì cũng có thể là hiện tượng bình thường, sản phụ không cần lo lắng. Nhưng nếu sản dịch hết quá nhanh mà lại đau bụng, trướng bụng đều là bệnh của tử cung, sản phụ cần đến ngay bệnh viện thăm khám.

 

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]agMUfmxZPY[/mecloud]