Tăng cân trong thai kỳ - bao nhiêu cho đủ?
Tin liên quan
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cho phép trọng lượng của bạn “leo thang”, không chú ý đến chế độ ăn uống và lượng calo. Trong thực tế, những lời khuyên vô lý nhất dành cho phụ nữ mang thai là "ăn cho hai người." Đây là một điều hoang đường dẫn đến tăng cân không mong muốn trong quá trình mang thai và các biến chứng khác trong quá trình chuyển dạ và sinh con.
Sự thật là tất cả điều mẹ cần làm trong thời gian mang thai là một chế độ ăn uống cân bằng và chỉ thêm 300 calo trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Tăng cân trong thời kỳ mang thai sẽ giúp nuôi dưỡng em bé và tích lũy năng lượng để sản xuất sữa cho con bú. Bạn nên tăng cân ở một tốc độ ổn định. Tăng cân không phù hợp, quá ít hoặc quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến xấu tới em bé của bạn. Cân nặng thấp khi mang thai có thể dẫn đến sinh non và trẻ nhẹ cân. Nó cũng có thể gây chậm phát triển và các vấn đề sức khỏe mãn tính ở bé.
Ngược lại, tăng cân thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp cao (tiền sản giật) và tiểu đường thai kỳ. Nó cũng có thể khiến đứa trẻ thừa cân hoặc béo phì, cần phải mổ. Tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó giảm cân sau sinh và gây ra các vấn đề khác trong lần mang thai tiếp theo.
Nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?
Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể hay BMI (trọng lượng cơ thể của bạn chia cho bình phương chiều cao của bạn) trước khi bạn thụ thai. Và nếu bạn đang mong đợi một cặp song sinh thì lại đặc biệt quan trọng để đạt được số lượng chính xác vì cặp song sinh thường được sinh ra trước ngày dự sinh.
- Nếu bạn có chỉ số BMI là 18,5 - 24,9 trước khi mang thai, bạn nên tăng cân từ 11 đến 16 kg trong thai kỳ. Để thai nhi đạt tới sự phát triển tối, mẹ nên tăng khoảng 0,5 kg đến 2 kg trong 3 tháng đầu và khoảng 2 kg mỗi tháng sau đó. Nếu bạn đang mang thai đôi, bạn nên tăng được 18-23 kg.
- Nếu trước khi mang thai, BMI của bạn là dưới 18,5 (nhẹ cân), bạn nên tăng từ 12 đến 18 kg.
- Nếu bạn đã có số BMI 25-29,9 (thừa cân), bạn nên tăng khoảng 7-11 kg. Nếu mang thai đôi, bạn nên tăng khoảng 14-22 kg.
- Nếu bạn đã có số BMI từ 30 trở lên (béo phì), bạn nên tăng từ 5 đến 10 kg và khoảng 11 đến 19 kg nếu bạn đang mang thai đôi.
Điều gì xảy ra với cơ thể của bạn nếu bạn có cân nặng như thế?
Em bé của bạn sẽ chiếm 3,5 kg trọng lượng thừa của cơ thể mẹ (11-16 kg). Phần còn lại của trọng lượng là nhau thai (1-1,5 kg), nước ối (1-1,5 kg), mô vú (1-1,5 kg), nguồn cung cấp máu (2 kg), chất béo được lưu trữ (2-4 kg) và phần kích thước tử cung tăng (1-2 kg).
Hầu hết trọng lượng trong khi mang thai bị mất ngay sau khi sinh con (trọng lượng của đứa trẻ, nhau thai, nước ối và cung cấp máu). Trong 6 tuần đầu tiên sau khi sinh hầu hết phụ nữ mất một nửa số cân họ đã đạt được trong thời gian mang thai. Với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bạn có thể giảm thêm vài kg và nên giữ chúng cho tốt.
Chi Chi (theo The Health Site)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua