Dòng sự kiện:

Tăng nước ối bị thiếu trong "nháy mắt" bằng phương pháp sau

03:00 22/10/2015
Ít nước ối có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Mối lo ngại chính là lượng chất lỏng sẽ trở nên ít đến mức mà chuyển động của bé hoặc các cơn co thắt của bạn sẽ ép lên dây rốn.
 

 

Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, chứa trong buồng ối của thai phụ. Nước ối xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12-28 sau khi thụ thai, được hình thành từ ba nguồn: thai nhi, màng ối và người mẹ.


Nước ối có chức năng tái tạo năng lượng. Vì vậy, loại chất này vừa có thể cung cấp dưỡng chất cho thai nhi vừa giúp thai tránh được sự chèn ép quá mức do co cơ tử cung làm ảnh hưởng đến sự cung cấp máu nuôi bào thai qua mạch máu rốn. Màng ối bảo vệ thai tránh sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài. Hơn nữa, trong dung dịch nước ối còn chứa cả những tế bào của thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ có thể dùng phương pháp chọc nước ối để chẩn đoán hệ thống gen của thai và xác định tuổi thai, qua việc xét nghiệm một số thành phần khác trong nước ối.

Tùy theo tình trạng cụ thể và mức độ thiếu ối trong từng giai đoạn thai kỳ mà bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra biện pháp khắc phục cho từng mẹ bầu. Tuy nhiên, có một cách đơn giản, hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện để phòng ngừa và khắc phục tình trạng thiếu ối. Đó là hàng ngày mẹ bầu nên uống nhiều nước (nước khoáng tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội), lượng nước uống có thể gấp rưỡi so với bình thường. 


Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, gián tiếp lưu thông uteroplacental trong tử cung khiến lượng nước ối tăng lên. Bên cạnh đó, cần uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, chanh và ăn uống bồi bổ để có đủ dưỡng chất tạo nước ối.

Mẹ bầu phải uống nhiều nước để bổ sung lượng nước ối thiếu hụt.

Biện pháp này cũng được áp dụng với trường hợp thai đã đủ tháng nhưng bé vẫn chưa chịu ra ngoài mà mẹ lại thiếu nước ối. Lúc đó bạn có thể uống 2000 ml nước trong vòng 2 giờ đồng hồ cho đến lúc chuyển dạ.

Trong bất cứ trường hợp nào, con bạn nên được theo dõi rất chặt chẽ bằng các kiểm tra áp lực và siêu âm thường xuyên. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống nhiều nước, đếm số lần đạp của em bé, và thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy bé trở nên ít hoạt động hơn.

Tình trạng thiếu ối ở phụ nữ mang thai được chẩn đoán qua siêu âm. Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ được truyền dịch vào túi nước ối để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai.

Thiếu nước ốitrong 3 tháng đầu


Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.

Thiếu nước ốitrong 3 tháng giữa

Cần xác được nguyên nhân, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.

Thiếu nước ối trong 3 tháng cuối thai kỳ


Cần nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Siêu âm đo chỉ số ối 1 – 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.

Ít nước ối có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Mối lo ngại chính là lượng chất lỏng sẽ trở nên ít đến mức mà chuyển động của bé hoặc các cơn co thắt của bạn sẽ ép lên dây rốn. Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể đặt một ống thông qua cổ tử cung để bổ sung một lượng dung dịch ổn định nước muối sinh lý ấm vào túi ối, giúp giảm nguy cơ chèn ép lên dây rốn. Nếu em bé không thể chịu được quá trình chuyển dạ bình thường một cách an toàn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị mổ đẻ cho bạn. Thai phụ gặp tình trạng ít nước ối sẽ được truyền dung dịch đường nhằm khôi phục tuần hoàn tử cung rau.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo để tăng lưu lượng tuần hoàn đến tử cung, tăng nước ối, thai phụ cần uống nhiều nước, có thể uống gấp rưỡi so với bình thường, uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, chanh và ăn uống bồi bổ để có đủ dưỡng chất tạo nước ối.

 

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam