Dòng sự kiện:

"Tất tần tật" trình tự một ca sinh thường sử dụng biện pháp trợ sinh

02:00 12/11/2015
Dưới đây là những bước cơ bản nhất trong tiến trình của một ca sinh thường mà bà bầu nào cũng nên biết.

 

 

 [mecloud]x1cyGOGo0k[/mecloud]

Trong một ca sinh thường tự nhiên, em bé được sinh ra mà không cần các thiết bị hỗ trợ như kéo, kẹp và hút chân không. Còn trong một ca sinh có trợ giúp, em bé được sinh ra do tác động của các thiết bị trợ sinh như đã kể trên. Dưới đây là những bước cơ bản nhất trong tiến trình của một ca sinh thường mà bà bầu nào cũng nên biết.

Thử các tư thế sinh thường và di chuyển trước khi sinh


Khi sử dụng phương pháp sinh thường không dùng thuốc, bạn có thể thử những tư thế khác nhau trong suốt quá trình chuyển dạ bao gồm đứng lên hoặc dựa vào chồng, ngồi xuống, và quỳ gối thẳng đứng… Thử đi dạo vòng vòng hoặc đung đưa trên ghế. Di chuyển có thể khiến bạn cảm thấy mình có khả năng kiểm soát cơ thể nhiều hơn. Điều này giúp bạn xoa dịu cơn đau và nỗi lo lắng. Nên giữ tư thế thẳng đứng vì cách này có thể rút ngắn giai đoạn khoảng nửa giờ.

Khi bắt đầu xuất hiện những cơn gò tử cung, tư thế đứng thẳng có thể giúp em bé xuống cổ tử cung nhanh hơn. Ngồi xổm hoặc quỳ gối có thể giúp khung xương chậu của bạn mở rộng. Tư thế sinh thường tốt nhất là tư thế giúp bạn thoải mái nhất. Vì vậy, thử hết những tư thế khác nhau và giữ tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Khởi phát chuyển dạ

 
Khởi phát chuyển dạ là bước đầu tiên của quá trình sinh. Bạn có thể có cơn chuyển dạ tự nhiên và sau đó được kích thích thêm bằng thuốc hoặc kỹ thuật thủ công để rặn đẻ nhanh, dễ hơn và bớt đau đớn hơn.
 
Rạch tầng sinh môn
 

 
Hầu hết các trường hợp bà đẻ phải rạch tầng sinh môn để mở rộng cửa âm đạo, giúp ca đẻ thường diễn ra nhanh hơn. Vết rạch được cắt tại phần da ở giữa âm đạo vầ hậu môn (đáy chậu). Điều này không những giúp em bé được ra ngoài nhanh hơn, an toàn hơn mà còn bảo vệ đáy chậu của mẹ khỏi bị tổn thương. Trong các tình huống sau đây, cắt tầng sinh môn được phép thực hiện:
 
- Em bé ở vị trí ngôi mông
 
- Em bé to và nặng cân
 
- Quá trình sinh thường diễn ra quá lâu do đáy chậu dày và cứng
 
Các biến chứng khi cắt tầng sinh môn
 
Việc cắt tầng sinh môn chỉ được thực hiện trong những tình huống bắt buộc và có thể gây ra một vài biến chứng sau:
 
-    Tổn thương cơ vòng hậu môn và trực tràng của mẹ
 
-    Gây ra chảy máu quá nhiều
 
-    Tụ máu ở âm hộ
 
Hút chân không
 

 
Hút chân không là một quá trình hỗ trợ sinh thường quan trọng. Tại thời điểm đầu của em bé không thể lọt qua cửa âm đạo, bác sĩ sẽ là người quyết định sử dụng dụng cụ hút chân không để hỗ trợ trẻ ra ngoài nhanh hơn. Hút chân không được đặt vào đầu của em bé và hút đầu của em bé hướng ra phía ngoài. Trong các trường hợp dưới đây, hút chân không sẽ được thực hiện:
 
- Nếu người mẹ kiệt sức
 
- Quá trình chuyển dạ diễn ra quá lâu
 
- Nếu người mẹ bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim
 
- Suy thai do thiếu oxy
 
Các biến chứng khi dùng hút chân không
 
Sử dụng hút chân không có thể gây ra một vài biến chứng phổ biến sau:
 
- Vết bầm tím trên đầu em bé
 
- Sưng đầu em bé tạm thời
 
- Chảy máu trong hộp sọ
 
Dùng kẹp forcep
 

 
Kẹp forcep cũng là công cụ trợ sinh thường giống như hút chân không, dùng để kẹp em bé và kéo ra ngoài. Kẹp bao gồm 2 nhánh thìa cong được đưa vào âm đạo, kẹp chắc vào đầu em bé. Bác sĩ sẽ giữ cán kẹp ở bên ngoài và nhẹ nhàng kéo em bé ra. Các trường hợp kẹp forcep được sử dụng:
 
-    Người mẹ kiệt sức
 
-    Quá trình chuyển dạ kéo dài
 
-    Người mẹ bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim
 
-    Người mẹ bị chảy máu quá nhiều
 
-    Người mẹ bị gây tê màng cứng và không để rặn đẻ
 
-    Suy thai
 
-    Em bé ở tư thế ngôi mông
 
Các biến chứng khi dùng kẹp forcep
 
Dùng kẹp forcep dễ gây ra các tồn thương và biến chứng cho cả mẹ và em bé, bao gồm:
 
-    Vết bầm tím tạm thời trên đầu em bé
 
-    Biến dạng xương sọ và tổn thương xương cột sống của em bé
 
-    Kết nối bất thường giữa trực tràng và âm đạo
 
-    Chấn thương ở mắt (rất hiếm)
 
Trong trường hợp em bé được chẩn đoán không thể được sinh bằng đường âm đạo, bác sĩ tiến hành phẫu thuật sinh mổ để hạn chế rủi ro cho cả mẹ và bé đặc biệt là trong trường hợp đa thai.
 
Mặc dù phải chịu đựng cơn đau xé da xé thịt nhưng bù lại, sinh thường mang lại cho mẹ những lợi ích vượt trội:
 
 
Thời gian sinh nở nhanh

Thật ra các loại thuốc giảm đau hay gây tê đều có thể khiến mẹ sinh chậm hơn. Thuốc giảm đau sẽ can thiệp vào quá trình chuyển dạ tự nhiên của cơ thể làm chậm các cơn co thắt, làm cuộc chuyển dạ của mẹ kéo dài hơn.

Bé bú mẹ dễ dàng hơn

Nghiên cứu sản khoa cho thấy, bé được sinh bằng phương pháp thường sẽ tỉnh táo và dễ dàng bú mẹ hơn. Thậm chí nếu mẹ không dùng thuốc giảm đau thì bản năng gắn kết tự nhiên giữa mẹ và bé sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Với mẹ có dùng thuốc giảm đau, bé khó ngậm núm vú vì thiếu sự phối hợp hút/nuốt trong vài tiếng hoặc thậm chí cả ngày sau sinh.

Mẹ phục hồi nhanh hơn

Khi mẹ sinh thường sẽ phục hồi rất nhanh sau ca sinh nở bởi họ không sử dụng thuốc gây tê nên sẽ không mất thời gian nằm bất động và có thể dễ dàng đi lại sau sinh. Nhiều mẹ sinh thường tự nhiên còn cảm thấy phấn khích, đó là do lượng endorphins được tiết ra trong cơ thể trong khi chuyển dạ. Sử dụng thuốc gây tê hay giảm đau có thể gây tác dụng phụ với mẹ như tăng nguy cơ sốt và vì thế mẹ phải dùng kháng sinh.

An toàn cho lần sinh sau

Sau khi mẹ sinh thường cũng có thể chủ động có thai lại lần 2 nếu muốn, còn sinh mổ thì phải đảm bảo thời gian ít nhất là 3 năm bạn mới có thể sinh lại. Và khi bạn sinh mổ lần đầu rồi thì lần thứ 2 bạn phần lớn buộc phải sinh mổ đấy.

Đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé

Có nhiều trường hợp mẹ bầu sinh mổ và bị tác dụng của thuốc kháng sinh để vết mổ nhanh lành nên bị mất sữa, không thể thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ, đây sẽ là một tổn thất rất lớn cho sự phát triển toàn diện của bé cũng như tình cảm mẹ con vì việc nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú cũng là một cách thức hiệu quả nhằm gắn kết tình mẹ con.

Giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp

Bé được sinh ra bằng phương pháp sinh thường tự nhiên giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong quá trình sinh thường, em bé sẽ vẫn thở trong nước ối – điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bé hít thở không khí khi vừa chào đời.

 
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam