Tay chân miệng và những điều cần biết về loại bệnh nguy hiểm này
Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ, đây là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra và rất dễ lây lan trở thành dịch rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cao cho trẻ nhỏ bị biến chứng do mắc bệnh. Bạn hãy tìm hiểu chung về bệnh tay chân miệng để bạn có thể tự phòng tránh cho trẻ nhỏ cũng như phát hiện được bệnh sớm để từ đó có cách điều trị kịp thời sớm nhất có thể.
Đây là căn bệnh được nhiều cha mẹ quan tâm.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Thời gian ủ bệnh được tính từ 3-7 ngày. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.
Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay – chân - miệng. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.
Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt.
Các biểu hiện chính của bệnh như sau:
- Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 6 ngày.
- Sốt: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C.
- Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
- Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông.
- Sang thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
- Sang thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da.
Phòng ngừa
Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học, hạn chế đi chơi cho đến khi khỏi bệnh.
Với các vật dụng, cũng như đồ chơi của trẻ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lau rửa sạch sẽ cho con. Tránh tình trạng nhiễm bẩn khi trẻ cho vào miệng rất dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn.
Điều trị bệnh tay chân miệng
Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này, nên phương pháp chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.
PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)/ Theo ĐSPL
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua