Thai nhi cũng có thể còi xương
Trên thế giới, ngay cả các nước gần xích đạo (nơi có nhiều ánh sáng mặt trời), tỉ lệ thiếu vitamin D vẫn tồn tại và ước tính khoảng 1 tỉ người bị thiếu vitamin D.
Khi có thai, người mẹ bị thiếu vitamin D sẽ là nguyên nhân trẻ bị thiếu vitamin D, còi xương ngay từ trong bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Biểu hiện của thiếu vitamin D ở người mẹ:
Thông thường thiếu vitamin D là kín đáo và khó phát hiện. Nếu có triệu chứng, thường là: đau do co cứng cơ (chuột rút) đau lưng, đau xương cổ tay, nhức mỏi xương... Xét nghiệm vitamin D trong máu thấp
Nguyên nhân thiếu vitamin D:
– Thiếu vitamin D là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của người mẹ và thai nhi.
– Bữa ăn thiếu dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin D.
– Người phụ nữ không được tư vấn sử dụng vitamin D trước, trong thai kỳ.
– Không tắm nắng thường xuyên đầy đủ.
Những ảnh hưởng khi mẹ bị thiếu vitamin D:
– Gia tăng gấp 5 lần tiền sản giật.
– Gia tăng một số bệnh như: cao huyết áp, ung thư, đái tháo đường, béo phì, trầm cảm, tâm thần sau đẻ…
– Tăng tỉ lệ mổ đẻ.
– Đái tháo đường trong thai kỳ tăng gấp 3 lần.
– Nhiễm khuẩn âm đạo tăng gấp 2 lần.
– Tăng tỉ lệ sinh non (thậm chí tới 50 lần), tăng tỉ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân.
– Rối loạn phát triển xương và răng dẫn tới chậm phát triển xương biến dạng xương, sâu răng sau này.
– Chậm phát triển thể chất, trẻ dễ bị còi xương, thấp còi ảnh hưởng đến đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ.
– Tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng như: hô hấp và hen; ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của thai nhi, của trẻ sơ sinh cho tới tuổi trưởng thành.
– Rối loạn sức khỏe tâm thần như: gia tăng bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt và chậm phát triển trí tuệ.
– Các rối loạn bẩm sinh.
Cần phải làm gì?
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu vitamin D, còi xương thì người phụ nữ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày. Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu canxi cho phụ nữ từ 19 – 49 tuổi là 1.000mg/ngày, phụ nữ mang thai là 1.200mg/ngày. Nhu cầu vitamin D cho phụ nữ từ 19 – 50 tuổi và phụ nữ mang thai là 5mcg/ngày. Giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D cho thai nhi, người phụ nữ cần:
– Người phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày, thời gian mỗi ngày 15 – 20 phút.
– Những ngày không có nắng phải uống vitamin D, với liều là 1.000 đơn vị/ ngày.
– Bữa ăn hàng ngày cần ăn những thức ăn giàu canxi như: cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh thẫm và có dầu hoặc mỡ.
Nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai là 1.200 mg/ngày
Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi quyết định bổ sung vitamin D cho cơ thể. Trung bình, bạn nên bổ sung khoảng 10 mcg vitamin D cho cơ thể trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.
HỒNG HẠNH(Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Clip hot:
[mecloud]aL0t9vYXUc[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua