Thấy chai nhựa có 3 dấu hiệu tuyệt đối không sử dụng lại
Chai nhựa là những vật dụng chứa đồ thông dụng trong nhiều gia đình ngày nay. Tuy nhiên, chúng có thể làm hại cơ thể bạn nếu bạn dùng nó để đựng nước uống nhiều lần. Bright Side khuyên bạn nên từ bỏ thói quen này ngay lập tức và đây là lý do tại sao.
Loại nhựa nào thải ra các hóa chất độc hại?
Một chai nhựa có thể đem đến các hóa chất nguy hiểm. Bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu đặc biệt ở phía dưới đáy chai: những hình tam giác được đánh số cho biết loại nhựa nào đã được sử dụng.
Chai có nhãn ghi số 1 (PET hoặc PETE) chỉ an toàn cho một lần sử dụng duy nhất. Khi tiếp xúc với oxy hoặc nhiệt độ cao, kể cả nắng, chai nhựa này sẽ xả chất độc hại vào trong nước.
Bạn cũng cần tránh sử dụng các chai có nhãn ghi số 3 hoặc 7 (PVC và PC) vì chúng thải ra các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống. Việc tiếp xúc lâu dài với những chất độc này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe trầm trọng.
Chai làm từ polyethylene (nhãn ghi số 2 và 4) và polypropylene (nhãn ghi số 5 và PP) phù hợp cho nhiều mục đích. Chúng tương đối an toàn nếu bạn chỉ lưu trữ nước lạnh trong đó và thường xuyên khử trùng chúng.
Chai nhựa là môi trường để vi khuẩn phát triển
Uống nước từ chai nhựa đã qua sử dụng được ví như tiếp xúc với bồn cầu, đồ chơi của những chú chó hoặc thậm chí còn tệ hơn. Lượng vi khuẩn trong những chai như vậy thường vượt quá giới hạn an toàn. Chính bản thân chúng ta tạo ra điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn phát triển bằng cách cầm chai bằng tay bẩn, rửa chai không đủ sạch và đựng nước ấm trong đó.
Điều bạn cần làm để vệ sinh chai nhựa là thường xuyên rửa chúng bằng nước ấm và nước tẩy rửa chuyên dụng, giấm hoặc nước súc miệng kháng khuẩn.
Chú ý đến phần cổ chai
Ngay cả khi rửa bình một cách kỹ lưỡng, chúng ta vẫn có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm viêm gan A. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các vi khuẩn sống trên cổ chai mà bạn không rửa đủ sạch. Những đường gen xoắn trên cổ chai và nắp có nhiều mầm bệnh mà bạn có thể nuốt vào cơ thể khi uống nước. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng ống hút hợp vệ sinh.
Nguồn: GIa đình Việt Nam
- 10 sáng tạo hữu ích với chai nhựa không phải ai cũng biết
- Bác sĩ lấy chai nhựa chế dụng cụ cứu sống bé trai 2 tuổi trên máy bay
- Cách làm búp bê cho bé từ giấy báo và chai nhựa cực đơn giản
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua