Thí nghiệm đơn giản chứng minh khen con thông minh khiến con dễ gian lận hơn
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Tâm lý chỉ ra rằng khen trẻ không đúng cách sẽ khiến trẻ không thành thật.
Nhóm nghiên cứu người Trung Quốc và Mỹ thuộc trường Đại học Toronto đã thực hiện thí nghiệm tại Trung Quốc để nghiên cứu xem liệu có phải khen ngợi trẻ là khuyến khích chúng gian lận.
Nghiên cứu tiến hành trên 150 trẻ 3 tuổi và 150 trẻ 5 tuổi từ các trường mầm non ở phía đông Trung Quốc.
Trẻ được cho chơi trò đoán lá bài và được cho biết, nếu đoán đúng 6 lần thì bé sẽ thắng và được thưởng.
Ở thí nghiệm đầu tiên, họ tách các bé thành 3 nhóm và khen ngợi theo 3 cách khác nhau khi trẻ thắng.
Nhóm thứ nhất được khen ngợi năng lực: ‘cháu thật thông minh’; nhóm thứ hai được khen ngợi thành tựu: ‘cháu làm tốt lắm’; và nhóm thứ ba không được khen.
Sau đó, ở năm lượt chơi tiếp theo, họ dùng một số thủ thuật để mỗi bé đoán đúng 2 lượt và sai 3 lượt.
Trong khi đang chơi, người thực hiện thí nghiệm giả vờ nói là có việc bận phải ra ngoài một chút.
Sau khi họ đi, camera giấu kín sẽ quan sát xem trẻ có nhìn trộm lá bài khi ở một mình hay không.
Ở thí nghiệm thứ hai, họ nói với một nhóm trẻ em là nghe nói bé rất thông minh, và lời khen này khiến chúng không thành thật hơn nữa.
‘Lời khen phức tạp hơn chúng ta tưởng,’ giáo sư Kang Lee, một trong những tác giả bài nghiên cứu cho biết.
‘Khen ngợi năng lực của trẻ tức là: với một hành vi cụ thể mang tính nhất thời, ta lại khen và nhận xét về năng lực mang tính cố định, ví dụ thông minh là một lời khen về năng lực cố định.
Điều này rất khác với các cách khen ngợi khác, như khen ngợi một hành vi cụ thể hoặc khen ngợi sự cố gắng.’
Vì vậy, khen trẻ rằng bé thông minh có thể gây hậu quả tiêu cực từ khi trẻ mới lên 3.
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Li Zhao từ đại học Hàng Châu giải thích, do trẻ được khen ngợi năng lực sẽ bị áp lực phải làm tốt để đáp ứng kỳ vọng của người khác bằng mọi cách, kể cả gian lận.
Nhưng nếu trẻ chỉ được khen ngợi thành tựu, chúng sẽ không cảm thấy bạn đang kỳ vọng chúng phải luôn làm tốt, và chúng sẽ không cảm thấy áp lực.
‘Chúng ta muốn khuyến khích trẻ, muốn khiến chúng tự tin vào bản thân. Nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy chúng ta phải học khen trẻ đúng cách, chẳng hạn phải khen một hành vi cụ thể,’ giáo sự Lee nói.
‘Chỉ có như vậy, lời khen mới mang lại tác động tích cực.’
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Li Zhao từ đại học Hàng Châu giải thích, do trẻ được khen ngợi năng lực sẽ bị áp lực phải làm tốt để đáp ứng kỳ vọng của người khác bằng mọi cách, kể cả gian lận.
Nhưng nếu trẻ chỉ được khen ngợi thành tựu, chúng sẽ không cảm thấy bạn đang kỳ vọng chúng phải luôn làm tốt, và chúng sẽ không cảm thấy áp lực.
‘Chúng ta muốn khuyến khích trẻ, muốn khiến chúng tự tin vào bản thân. Nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy chúng ta phải học khen trẻ đúng cách, chẳng hạn phải khen một hành vi cụ thể,’ giáo sự Lee nói.
‘Chỉ có như vậy, lời khen mới mang lại tác động tích cực.’
Khen con gái xinh đẹp có thể ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của bé!
- Học cách khen con đúng lúc
- 5 nguyên tắc khen con của mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam
- Những kiểu khen con của cha mẹ hóa sai lầm
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua