Dòng sự kiện:

Thừa cân trong thai kỳ - Nguy hiểm quá mẹ ơi

20:30 05/12/2015
Khoảng thời gian mang bầu, người mẹ có những thay đổi đột biến về cơ thể, nhất là cân nặng. Nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, thừa cân trong thai kỳ sẽ gây ra những nguy hiểm đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.
 [mecloud]yxPQVyYE62[/mecloud]

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, do việc bổ sung thái quá chất dinh dưỡng đã khiến các bà bầu thừa cân trong thai kỳ.

Nguy hiểm cho mẹ

Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ


Đây là nguyên nhân của việc lượng đường trong máu tăng cao trong quá trình mang thai. Phụ nữ béo phì và thừa cân thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ đánh giá lượng đường trong máu của bạn thông qua thử nghiệm dung nạp đường. Lượng đường trong máu cao không kiểm soát có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề khác, ví dụ như em bé lớn hoặc sự giảm đường huyết ở em bé sau khi sinh.

Bệnh cao huyết áp thai kỳ

Nếu chỉ số huyết áp đo được ở mức 140/90mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg, huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết thai kỳ, còn được gọi là cao huyết áp do mang thai.

Huyết áp cao đi kèm với protein niệu là hai triệu chứng chính để chẩn đoán bệnh tiền sản giật. Nếu bạn đã bị cao huyết áp trước khi mang thai, hoặc được chẩn đoán cao huyết áp trước tuần thai thứ 20, đó gọi là cao huyết áp kinh niên.

Cao huyết áp kinh niên có nguy cơ về tim, nhưng cao huyết áp thai kỳ thường nhẹ và chắc chắn là sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bạn và em bé. Tuy nhiên, nó lại khiến bạn có nguy cơ cao bị tiền sản giật, em bé phát triển hạn chế trong tử cung, sinh non, nguy cơ đứt nhau thai và thai chết lưu.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 10% phụ nữ béo phì (có chỉ số BMI trên 30) sẽ bị cao huyết áp thai kỳ. Tỷ lệ này ở phụ nữ có chỉ số BMI từ 19 đến 25 chỉ chiếm 4%.

Tăng nguy cơ tiền sản giật

Còn được biết đến như là bệnh nhiễm độc huyết, là một tình trạng rối loạn phức tạp được chẩn đoán khi bạn vừa bị cao huyết áp và xét nghiệm cho thấy có protein trong nước tiểu sau tuần thai 20. Bệnh này gây ra tình trạng tắc mạch máu khiến huyết áp tăng cao và hạn chế máu xuống các bộ phận khác của cơ thể.

Tiền sản giật có nhiều mức độ từ tự nhiên tới dữ dội và có thể diễn tiến từ chậm đến nhanh. Trong trường hợp trở nặng, bệnh có thể làm tổn hại giọng nói của bạn và gây ra vấn đề cho em bé như chậm phát triển, nước ối giảm, đứt nhau thai. Những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn tới cơn tai biến ngập máu, còn được gọi là sản kinh. Những phụ nữ được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng sẽ được chỉ định dùng thuốc chống sản kinh.

Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng phổ biến nhất nhưng không phải là yếu tố cốt yếu. Tiền sản giật thường xảy ra ở những phụ nữ dưới 20 tuổi và trên 35 tuổi. Nếu bạn dưới 35 tuổi và thừa cân, cũng ít có khả năng bị tiền sản giật hơn so với những phụ nữ cân nặng đúng chuẩn nhưng trên 35 tuổi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 9 đến 12% những phụ nữ thừa cân và béo phì được chẩn đoán là mắc bệnh tiền sản giật. Trong khi đó, chỉ có khoảng 4 đến 5% phụ nữ có chỉ số BMI từ 19 đến 25 có nguy cơ nhiễm bệnh.

Thai to

Thai phụ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy mẹ sẽ bị mệt mỏi, cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Hơn nữa, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu.

Mổ lấy thai

Tỉ lệ mổ lấy thai cao khi siêu âm thai to đặc biệt ở những thai phụ có khung chậu bình thường hay hẹp. Phẫu thuật mổ lấy thai cũng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn đối với các bà bầu béo phì. Lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc gây tê, truyền tĩnh mạch…

Khó lấy lại vóc dáng sau sinh

Khi tăng cân quá mức trong thai kỳ sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, điều này cũng là trở ngại không nhỏ về thẩm mỹ làm cho thai phụ có thay đổi không tốt về ngoại hình như: da chùng không săn chắc sau khi sinh con, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.

Nguy hiểm cho con:

Bất thường về tim

Theo các chuyên gia, thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.

Ngạt khi sinh


Sinh thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong.

Rối loạn chuyển hóa sau sinh

Những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm: hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn các bé khác.

Chấn thương khi sinh: thai nhi quá to dẫn đến sinh khó, các bé dễ bị chấn thương, đặc biệt khi sinh có trợ giúp (giác hút, phoóc-xép) như: gãy tay, gãy xương đòn.

Lời khuyên của bác sĩ:

1. Xác định trọng lượng cơ thể cần tăng ở mỗi quý thai kỳ

Trường hợp người trước khi mang thai đang bị béo phì hoặc thừa cân thì khi mang thai chỉ nên tăng từ 5-9 kg. Trường hợp mẹ chỉ hơi thừa cân chút xíu thì nên tăng từ 7-11 kg. Với những phụ nữ có cân nặng bình thường thì chỉ nên tăng từ 11-16 kg. Ngược lại, với những người trước khi mang thai bị quá gầy hoặc thiếu cần thì phải tăng13-18 kg.

Nhìn chung trong 3 tháng đầu các mẹ chỉ cần tăng 1-2 kg, ba tháng giữa là 4-5 kg và 3 tháng cuối tăng 6-7 kg là đủ.

2. Cắt giảm đồ ăn vặt có nhiều đường, mỡ

Để hạn chế tăng cân quá nhanh các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng nhiều các thực phẩm ăn vặt có chứa nhiều đường, chất béo. Những loại thực phẩm này không mang lại nhiều ca lo cho cơ thể nhưng có thể làm cân nặng của bạn tăng nhanh chóng.

3. Ăn nhiều nhưng chia làm nhiều bữa nhỏ

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (từ 3 bữa chuyển sang 5-6 bữa/ngày) để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không phải "cầu viện" đến đồ ăn vặt.

Ngoài ra việc chia nhỏ các bữa ăn còn giúp mẹ bầu giảm bớt được những khó chịu do ốm nghén gây ra như ợ nóng, khó tiêu…

4. Ăn chậm, nhai kỹ

Lời khuyên cho các mẹ bầu là hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày, ăn chậm nhai kỹ nhé.

5. Ăn sáng đầy đủ

Thực tế nếu bỏ bữa sáng, bạn sẽ muốn ăn nhiều hơn vào các bữa sau do đó cân nặng của bạn không những bị giảm đi khi nhịn bữa sang mà còn tăng lên đấy. Hơn nữa, nếu như bạn bỏ bữa sáng bạn sẽ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và ủ rũ trong suốt buổi sáng nữa.

6. Uống đủ nước

Đối với bà bầu, uống đủ nước mỗi ngày có vai trò vô cùng quan trọng. Nước không chỉ giúp các quá trình lưu thông, tuần hoàn máu trong cơ thể bạn diễn ra thuận lợi, giúp cơ thể không bị thiếu nước do phù nề thai nghén mà còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Điều này đương nhiên sẽ giúp bạn hạn chế được việc tăng cân trong thai kỳ.

7. Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn

Nếu bạn đang có một chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn thì bạn vẫn nên duy trì khi đã mang thai nhé. Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, sức chịu đựng... mà còn giúp mẹ bầu không tăng cân quá nhanh.

Tuy nhiên lưu ý chỉ tập những bai thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thể dục nhịp điệu…tránh những bài tập nặng nhọc, phải gắng sức các mẹ nhé.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]IHF7cfU1wY[/mecloud]